Thu phí không dừng, lại lỡ hẹn

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT báo cáo toàn bộ việc triển khai thu phí tự động không dừng trên toàn quốc trước ngày 31/3....

Từ giữa tháng 3, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án thu phí không dừng trên cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT báo cáo toàn bộ việc triển khai thu phí tự động không dừng trên toàn quốc trước ngày 31/3, làm rõ những khó khăn, vướng mắc; đề xuất rõ lộ trình, giải pháp cụ thể. Đồng thời, giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoach và Đầu tư và các cơ quan liên quan khẩn trương xử lý tình huống trong đấu thầu đối với Dự án BOO2 (xây dựng – sở hữu – vận hành) trong điều kiện có sự thay đổi tỉ lệ tham gia vốn của các bên trong liên danh Nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, hoàn thành trước ngày 31/3/2020. Tuy nhiên, đến nay, những vướng mắc vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm.

Quốc lộ 5 đã triển khai thu phí tự động không dừng.

Quốc lộ 5 đã triển khai thu phí tự động không dừng.

Tiến độ hệ thống thu phí tự động không dừng vẫn chậm so với yêu cầu

Trả lời về tiến độ dự án thu phí không dừng tại các trạm BOT, Bộ GTVT thông tin, đến nay cơ bản các trạm thu phí trên QL1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và một số tuyến quốc lộ, cao tốc có lưu lượng giao thông lớn đã triển khai vận hành hệ thống thu phí tự động không dừng (40 trạm), bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và tăng cường minh bạch trong hoạt động thu phí. “Tuy nhiên, tiến độ tổng thể của hệ thống thu phí tự động không dừng vẫn chậm so với yêu cầu”- Bộ GTVT thừa nhận.

Trong khi đó ông Phạm Văn Khôi -Tổng Giám đốc Công ty cổ phần BOT Pháp Vân–Cầu Giẽ cho hay, hiện đơn vị đã triển khai xong từ tháng 7/2019, nhưng do tuyến cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình được liên thông với VEC nên phải chờ VEC thực hiện xong thì sẽ đấu nối và triển khai thu phí không dừng trên toàn tuyến.

Đại diện Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng Cục đường bộ Việt Nam) thì cho hay, trong toàn bộ 5 tuyến cao tốc do VEC quản lý thì chỉ duy nhất tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang lắp đặt thiết bị. Số còn lại, đến nay chưa thể triển khai do gặp khó khăn về nguồn vốn cũng như các cơ chế riêng.

Để giải quyết vấn đề này, đại diện Bộ GTVT cho biết, bộ đang tập trung hoàn thiện để báo cáo Thủ tướng và hiện đã đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước nghiên cứu, khẩn trương bố trí vốn cho VEC để đơn vị này đảm bảo mua sắm trang thiết bị front-end để lắp đặt tại các trạm thu phí của 4 dự án còn lại do VEC quản lý.

Cùng đó, đề nghị Bộ Quốc phòng khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 3/3/2018 làm căn cứ để Viettel đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp dự án để triển khai dự án BOO2. Cùng đó, khẩn trương sửa đổi hoàn thiện một số quy định đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai làm căn cứ pháp lý để thực hiện.

Doanh thu không đạt kỳ vọng

Theo ông Phạm Văn Khôi, doanh nghiệp muốn triển khai nhanh để tăng sự minh bạch và giảm nghi ngờ không cần thiết trong thu phí BOT. Hiện các dữ liệu tại trạm thu phí 1 dừng đều được truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hàng tháng Tổng cục đều xuống kiểm tra về duy tu, bảo trì và thu phí theo yêu cầu của Bộ GTVT do đó việc không minh bạch rất khó. Cùng đó, nếu triển khai thu phí không dừng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện tham gia giao thông, giảm được ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí.

Còn theo các chuyên gia nguyên nhân của việc chậm trễ do các đơn vị đầu tư quá lớn trong khi thu không đạt so với kỳ vọng. Nếu đầu tư thêm thì tăng chi phí lãi vay ngân hàng lớn, sẽ là gánh nặng, cùng đó các trạm thu phí tự động giai đoạn 1, hiện cũng đầu tư tiếp và cũng tăng chi phí lãi vay. Một bất cập lớn hiện nay là thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và tâm lý ngại sử dụng thẻ do đó hiện mới chỉ được khoảng 1/3 chủ phương tiện sử dụng thẻ Etag, cũng gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Cùng đó, một số chuyên gia cũng đưa ra nhận định việc chậm trễ không phải lỗi của nhà đầu tư, đây là khách quan, cùng đó việc chưa cho phép tăng phí theo lội trình phương án tài chính mà Bộ GTVT và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra dẫn đến việc thu không đủ trả lãi và gốc ngân hàng. Do đó, cần phải cơ cấu lại các nợ của nhà đầu tư với ngân hàng và Nhà nước cần có khoanh, giãn hoặc cơ chế đặc biệt với các nhà đầu tư BOT đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước, Nhà đầu tư, ngân hàng và người tham gia giao thông.

Để giải quyết triệt để vấn đề Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng và liên danh Nhà đầu tư Dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 2 (Dự án BOO2) đã đàm phán và đạt được sự thống nhất về tỉ lệ nắm giữ vốn điều lệ của Viettel trong doanh nghiệp dự án (86%), góp phần chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với Dự án BOO2 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống thu phí tự động còn chậm trễ, chưa đạt yêu cầu đặt ra, vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến Dự án thu phí tự động giai đoạn 1, có thể gây ảnh hưởng đến Dự án BOO2 cần phải được Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan xem xét, xử lý dứt điểm, tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý Nhà đầu tư các dự án, làm chậm tiến độ triển khai toàn hệ thống thu phí tự động, tạo dư luận xấu trong nhân dân.

Dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 2.036 tỉ đồng, bắt đầu triển khai từ cuối tháng 11/2014, dự kiến cung cấp dịch vụ cho 44 trạm BOT.

Đến thời điểm này, Bộ GTVT đã tiến hành đàm phán, ký kết phụ lục hợp đồng BOT với 35/39 trạm, 4 trạm đang tiếp tục đàm phán… Tuy nhiên, dự án giai đoạn 1 đã vỡ tiến độ, do đến thời điểm này, 4 dự án cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý chưa triển khai được việc thu phí không dừng.

Dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 2.036 tỉ đồng, bắt đầu triển khai từ cuối tháng 11/2014, dự kiến cung cấp dịch vụ cho 44 trạm BOT. Đến thời điểm này, Bộ GTVT đã tiến hành đàm phán, ký kết phụ lục hợp đồng BOT với 35/39 trạm, 4 trạm đang tiếp tục đàm phán… Tuy nhiên, dự án giai đoạn 1 đã vỡ tiến độ, do đến thời điểm này, 4 dự án cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý chưa triển khai được việc thu phí không dừng.

Dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 2.036 tỉ đồng, bắt đầu triển khai từ cuối tháng 11/2014, dự kiến cung cấp dịch vụ cho 44 trạm BOT. Đến thời điểm này, Bộ GTVT đã tiến hành đàm phán, ký kết phụ lục hợp đồng BOT với 35/39 trạm, 4 trạm đang tiếp tục đàm phán… Tuy nhiên, dự án giai đoạn 1 đã vỡ tiến độ, do đến thời điểm này, 4 dự án cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý chưa triển khai được việc thu phí không dừng.

Phạm Huyền

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/giao-thong/thu-phi-khong-dung-lai-lo-hen-588448/