'Thủ phạm' đáng sợ khiến nghệ sĩ Thanh Sang qua đời

Nghệ sĩ Thanh Sang qua đời sáng nay ngày 21/4. Sau một thời gian chống chọi với bệnh tật thì ông qua đời vì căn bệnh xuất huyết não. Vậy "thủ phạm" khiến nghệ sĩ Thanh Sang qua đời nguy hiểm thế nào?

Vào lúc 0h25 phút sáng nay (21/4), nghệ sĩ Thanh Sang danh với những vở cải lương Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh, Kiều Nguyệt Nga… đã qua đời tại nhà riêng sau thời gian hôn mê hơn nửa tháng tại bệnh viện.

Trước đó, ngày 4-4 sau khi bị suy tim, nghệ sĩ Thanh Sang đã phải nhập viện cấp cứu. Tại bệnh viện ông xuất huyết não và hôn mê. Tình trạng của ông càng ngày càng nghiêm trọng vì tuy hôn mê, sức khỏe đang rất yếu, thở khó khăn ông vẫn phải chạy thận.

Nghệ sĩ Thanh Sang cùng bạn diễn Bạch Tuyết trong vở diễn kiều nguyệt nga

Gia đình nghệ sĩ Thanh Sang cho biết đã đưa ông về nhà theo lời bác sĩ vào trưa 20-4, sau hơn hai tuần ông nhập viện và hôn mê. Từ đó đến nay ông chưa từng tỉnh lại và đã qua đời sáng nay.

Căn bệnh nghệ sĩ mắc phải nguy hiểm đến mức nào?

Xuất huyết não là tình trạng máu thoát vào trong nhu mô não, lúc mới xuất huyết máu lan tỏa trong nhu mô não, sau đó sẽ được bao bọc lại bởi một màng tân tạo gọi là khối máu tụ.

Bệnh khởi phát rất đột ngột và dữ dội, nếu bệnh nặng máu chảy vào não nhiều sẽ gây hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim, phần lớn tử vong trong vòng 48 giờ. Những bệnh nhân còn sống sau xuất huyết não nặng thường bị di chứng nặng nề.

Báo Sức khỏe & Đời sống đưa tin, nhiều trường hợp ở trong tình trạng sống thực vật và sẽ chết do bội nhiễm, suy kiệt. Tỷ lệ tử vong của xuất huyết não trong vòng 30 ngày là 50%, trong đó một nửa số bệnh nhân tử vong trong 2 ngày đầu tiên. Trong những trường hợp sống sót, chỉ có khoảng 1/5 số bệnh nhân có thể sống tự lập tại thời điểm 1 năm sau xuất huyết não.

Xuất huyết não thường để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Hai di chứng quan trọng hay gặp nhất ở người đột quỵ là liệt vận động và rối loạn ngôn ngữ. Bệnh thường để lại hậu quả nặng nề như cấm khẩu, liệt nửa người, rối loạn thị lực. Trong phần lớn các ca, sự hồi phục rất hạn chế.

– Liệt vận động chỉ gặp ở một bên thân người nên gọi là liệt nửa người.

– Rối loạn ngôn ngữ: thường là không thể nói được, hoặc nói khó.

Những bệnh nhân còn sống sau chảy máu não nặng thường bị di chứng nặng nề, nhiều trường hợp ở trong tình trạng sống thực vật và sẽ chết do bội nhiễm, suy kiệt. Tỷ lệ tử vong của xuất huyết não trong vòng 30 ngày là 50%, trong đó một nửa số bệnh nhân tử vong trong 2 ngày đầu tiên. Trong những trường hợp sống sót, chỉ có khoảng 1/5 số bệnh nhân có thể sống tự lập tại thời điểm 1 năm sau xuất huyết não.

Căn bệnh xuất huyết não là thủ phạm đáng sợ khiến nghệ sĩ Thanh Sang qua đời

Có nhiều loại chảy máu khác nhau, nguy hiểm nhất là chảy máu bán cầu đại não ở sâu, y học gọi lụt não thất. Biểu hiện ra bên ngoài là hôn mê sâu, kèm co cứng toàn thân, cơn co giật, đôi khi có “nôn chất đen” và sốt. Nếu phát hiện muộn và không cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao (81%). Xuất huyết não có xu hướng tái phát mạnh.

Ai dễ mắc bệnh xuất huyết não?

Yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não thường rất nhiều, có thể do thay đổi lối sống hoặc do việc dùng thuốc, nhưng nguyên nhân chính vẫn do tăng huyết áp (chiếm 50 - 60%). Xuất huyết não do tăng huyết áp là hậu quả của sự thay đổi thoái giáng các tiểu động mạch và các động mạch xuyên nhỏ dẫn tới hình thành lên các vi phình mạch, thường gặp nhất là các mạch xuyên của động mạch não giữa. Khoảng 2/3 các trường hợp xảy ra ở vùng các hạch nền. Khối máu tụ thường to lên, làm tổn thương tổ chức não cục bộ và sau đó là tăng áp lực nội sọ. Ở người trẻ, tai biến mạch máu não thường do dị dạng mạch máu não (50% số trường hợp được chụp mạch máu não có dị dạng).

Ngoài ra phải kể đến nguyên nhân của việc hút thuốc lá, cholesterol trong máu cao, nghiện rượu, béo phì, ít hoạt động, phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai... Cần phải nhấn mạnh là ngay cả việc huyết áp tăng nhẹ mà không được điều trị đầy đủ cũng làm tăng nguy cơ chảy máu não. Lâm sàng thường gặp 2 thể: chảy máu nhu mô và chảy máu dưới màng nhện. Xuất huyết não có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên ở người già tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn, số bệnh nhân nam thường chiếm tới trên 60% tổng số ca bệnh. Tuổi trung bình bị xuất huyết não là 55.

Hiện nay, vấn đề điều trị và phục hồi chức năng (PHCN) cho người bệnh sau khi bị xuất huyết não còn là một vấn đề khó khăn do đòi hỏi thời gian, công sức và tiền bạc. Tại các cơ sở y tế hiện nay việc thu dung điều trị và PHCN cho người bệnh sau xuất huyết não cũng không được nhiều, chủ yếu còn phải dựa vào gia đình và cộng đồng.

Người bệnh nếu được điều trị và phục hồi chức năng sớm, khoa học và chuyên sâu sẽ có khả năng phục hồi cao hơn, khả năng tai biến lần sau cũng sẽ bị hạn chế đi.Thường sau 6 tháng hồi phục chức năng cơ thể người bệnh tuy vẫn tiếp tục nhưng chậm lại và thường để lại ít nhiều di chứng, có di chứng khó hồi phục trở lại bình thường.

Khả năng phục hồi sau xuất huyết não tùy thuộc vào mức độ thương tổn của thần kinh. Nếu vùng não thương tổn lớn khả năng phục hồi rất kém, nếu vùng não bị thương tổn là ít thì khả năng phục hồi sẽ cao.

Trần Thanh (t/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/thu-pham-dang-so-khien-nghe-si-thanh-sang-qua-doi-d119938.html