Thủ phạm đằng sau tình trạng nôn mửa suốt ngày

Ngộ độc thực thực phẩm là điều bạn nên nghĩ đến đầu tiên, nhất là trong những kỳ nghỉ lễ chế độ ăn uống của bạn thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn bị nôn mửa thường xuyên, hãy cùng tìm ra các tác nhân đằng sau tình trạng này.

1. Ngộ độc thực phẩm

Bạn trải qua các đợt nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày sau khi ăn một số loại thực phẩm? Đó có thể là do bạn bị ngộ độc thực phẩm. Khi thực phẩm bạn ăn bị nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng như Campylobacter, Salmonella, Shigella, E. Coli, Listeria... có thể gây đau bụng, chuột rút, khó chịu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn và sốt...

2. Ăn quá nhiều và rối loạn tiêu hóa

Ăn quá nhiều vượt ngưỡng chịu đựng của hệ thống tiêu hóa có thể dẫn đến cảm giác buồn nôn. Những người có hệ tiêu hóa yếu thường phàn nàn về tình trạng đau dạ dày sau khi ăn quá nhiều, vì đường tiêu hóa của họ không tiêu hóa thức ăn đúng cách.

3. Mang thai

Buồn nôn hoặc ốm nghén là tình trạng phổ biến nhất mà bất kỳ thai phụ nào cũng mắc phải. Nó thường xảy ra vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm hoặc suốt cả ngày đối với một số người.

Thay đổi nội tiết tố và thiếu vitamin B6 được tìm thấy là nguyên nhân có thể gây buồn nôn và nôn mửa trong thai kỳ.

4. Viêm dạ dày

Nhiễm trùng đường ruột, viêm dạ dày có thể dẫn đến tiêu chảy, đau dạ dày và đau bụng, buồn nôn hoặc sốt. Những người có hệ thống miễn dịch yếu cần phải chú ý thêm, vì tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

5. Đau nửa đầu

Tình trạng tăng áp lực bên trong hộp sọ ảnh hưởng đến dịch não tủy cũng khiến nôn mửa xảy ra thường xuyên. Những người bị đau nửa đầu phàn nàn về cảm giác đau nhói hoặc đập mạnh ở một vùng trên đầu, sau đó là đau đầu, cực nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh cực độ.

Trong những cơn đau đầu này, hệ thống thần kinh có thể phản ứng với cảm giác buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

6. Viêm túi mật, tuyến tụy và ruột thừa

Khi các cơ quan này bị sưng lên do viêm, bạn có khuynh hướng buồn nôn. Trong trường hợp sỏi mật, nhiều người phàn nàn về tình trạng đau và khó chịu ở bụng trên, bên phải kèm cảm giác buồn nôn.

7. Hóa trị và ung thư

Bệnh nhân ung thư phàn nàn về cảm giác buồn nôn và nôn mửa nhiều sau khi nhận được hóa trị. Các loại thuốc và phóng xạ được sử dụng trong điều trị hóa trị thường gây buồn nôn.

ĐĂNG TRÌNH (Theo Thehealthsite)

Nguồn TGTT: http://thegioitiepthi.vn/p/thu-pham-dang-sau-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-non-m%E1%BB%A7a-suot-ngay-21711.html