Thử nghiệm công nghệ không người lái để theo dõi quan trắc chất lượng nước

Các nhà khoa học Scotland thử nghiệm công nghệ không người lái để theo dõi quan trắc chất lượng nước.

Giáo sư Andrew Tyler thuộc Viện nghiên cứu nước quốc tế (IWA)

Dự án thử nghiệm công nghệ mới này đã được thực hiện thí điểm tại Loch Leven, Kinross-shire, Scotland do Giáo sư Andrew Tyler thuộc Viện nghiên cứu nước quốc tế (IWA) làm trưởng nhóm nghiên cứu và các nhà khoa học thuộc trường Đại học Stirling, Phòng thí nghiệm biển Plymouth, Scotland.

Dự án thử nghiệm các cách thức mới để bảo vệ ngành nuôi trồng thủy sản khỏi tác động của hiện tượng tảo nở hoa có hại (HABs) và các mối đe dọa khác đối với chất lượng nước ở Scotland bằng các dữ liệu quan sát từ thiết bị không người lái.
Các thử nghiệm của công nghệ bay không người lái và các phương pháp hiện đại tiềm năng khác là một phần của chương trình có tên MONOCLE, được tài trợ bởi chương trình Horizon của Ủy ban châu Âu. Dự án tiến hành thử nghiệm các kỹ thuật mới để xác định tảo vi sinh vật gây ra hiện tượng vảy màu xuất hiện trên bề mặt của các vùng nước và có thể gây hại cho thủy sinh vật do làm giảm đáng kể nồng độ oxy trong nước. Để tiến hành các thử nghiệm, một nhóm gồm khoảng 20 nhà khoa học từ Đại học Stirling, Phòng thí nghiệm biển Plymouth và các tổ chức khác trên khắp châu Âu đã gặp nhau và thực hiện thí điểm tại Loch Leven, Kinross-shire.
Các thông tin mà họ thu thập bằng cách sử dụng các máy bay không người lái để cải thiện các nhược điểm của các phương pháp giám sát thông thường như tiếp cận những được khu vực khó khăn, chi phí tốn kém,.. đồng thời tiến hành sử dụng khả năng hỗ trợ dữ liệu từ các vệ tinh không gian về chất lượng nước.

Trong khuôn khổ của chương trình dự án này, dự án tại GloboLakes về theo dõi nồng độ tảo độc hại sử dụng vệ tinh thuộc sở hữu của cơ quan vũ trụ Châu Âu đã và đang được thực hiện để kiểm nghiệm các phương pháp ứng dụng mới này.
Giáo sư Andrew Tyler của Đại học Stirling là người dẫn đầu dự án trị giá 2,9 triệu bảng được tài trợ của Ủy ban Châu Âu. Ông cho biết, nhóm dự án đã tiến hành một loạt thí nghiệm, với nhiều công cụ khác nhau để so sánh và đưa ra những kết quả đầu ra ban đầu cho ý tưởng nghiên cứu này tại Scotland. Các thử nghiệm tiếp theo sẽ diễn ra tại Thụy Điển, Hungary, Romania và Tanzania.

Lê Oanh (dịch)

Nguồn TNMT: http://baotainguyenmoitruong.vn/the-gioi/thu-nghiem-cong-nghe-khong-nguoi-lai-de-theo-doi-quan-trac-chat-luong-nuoc-1262093.html