Thông điệp ngầm của Mỹ trên biển Đông

Mỹ tăng cường tập trận với các nước đồng minh ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ đầu năm đến nay trong bối cảnh Trung Quốc có hàng loạt động thái gây căng thẳng trong khu vực.

Mỹ tăng cường tập trận với các nước đồng minh ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ đầu năm đến nay trong bối cảnh Trung Quốc có hàng loạt động thái gây căng thẳng trong khu vực

---o0o---

hông báo trên trang Twitter hôm 8-4, Bộ Tư lệnh Ấn Độ -Thái Bình Dương cho biết các thủy thủ trên tàu USS Makin Island (Mỹ) đã tiến hành một cuộc diễn tập bắn đạn thật với lời kêu gọi đảm bảo "một khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do và mở".

Trước đó, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đã tiến hành tập trận cùng với Malaysia trong hai ngày 6 và 7-4. Đây là lần thứ hai nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt tiến vào biển Đông để thực hiện nhiệm vụ trong năm 2021, lần đầu diễn ra hồi cuối tháng 1.

Máy bay Mỹ và Malaysia diễn tập trên biển và đội hình máy bay chiến đấu Mỹ và Malaysia bay qua tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trong cuộc diễn tập ngày 7-4. Ảnh: Hải quân Mỹ

Hai nhóm máy bay Mỹ và Malaysia bay trên tàu USS Bunker Hill trong cuộc diễn tập trên biển Đông.

Hai nhóm máy bay Mỹ và Malaysia bay trên tàu USS Bunker Hill trong cuộc diễn tập trên biển Đông.

Ảnh: Hải quân Mỹ

Tàu USS Makin Island hội quân với tàu USS Theodore Roosevelt trên biển Đông và nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu USS Makin Island hội quân ở biển Đông hôm 9-4.

Ảnh: Hải quân Mỹ

ong song đó, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã đi qua eo biển Miyako ở ngoài khơi phía Tây Nam Nhật Bản để tiến hành cuộc tập trận theo kế hoạch gần Đài Loan.

Theo đài CNN hôm 12-4, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã tiến vào biển Đông hôm 10-4 sau khi hoàn thành các cuộc tập trận hải quân quanh khu vực Đài Loan. Truyền thông Trung Quốc cho rằng việc Bắc Kinh triển khai tàu sân bay đến biển Đông là động thái đáp trả nhanh chóng trước hành động của Mỹ.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đi qua eo biển Miyako gần Okinawa - Nhật Bản Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản

Các nhà phân tích nhận định sự hiện diện của lực lượng hải quân Mỹ tại biển Đông là thông điệp mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn gửi đến các đồng minh rằng Washington cam kết duy trì sự hiện diện trong khu vực để đối phó với Bắc Kinh.

Chỉ huy chiến hạm Mỹ USS Mustin quan sát tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tại biển Hoa Đông hồi đầu tháng 4. Ảnh: Hải quân Mỹ

ình hình biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Mỹ và Philippines hôm 12-4 bắt đầu cuộc tập trận Balikatan kéo dài 2 tuần với sự tham gia của hơn 1.700 binh sĩ. Mỹ tuyên bố ủng hộ Philipines ở biển Đông, đồng thời cho rằng một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào tàu Philippines trong khu vực sẽ thúc đẩy phản ứng từ Washington theo Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines năm 1951.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nhấn mạnh cuộc tập trận Balikatan sẽ giúp tăng cường khả năng giải quyết các thách thức an ninh trong bối cảnh tình hình trong khu vực ngày càng phức tạp.

Cuộc tập trận diễn ra sau cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cùng người đồng cấp Philippines Delfin Lorenzana hôm 11-4, trong đó hai bên thảo luận tình hình biển Đông cũng như thúc đẩy hợp tác quốc phòng.

Binh sĩ Mỹ và Philippines tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận chung Balikatan hôm 12-4. Ảnh: ABS-CBN News

ăng thẳng trên biển Đông gia tăng từ hôm 7-3, khi hàng trăm tàu Trung Quốc neo đậu tại đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, xếp thành hàng dài nhưng không đánh bắt.

Tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện tại đá Ba Đầu. Ảnh: Reuters

Philippines cáo buộc lực lượng này thuộc dân quân biển Trung Quốc và đã yêu cầu đội tàu rời đi nhưng Bắc Kinh từ chối với lý do các tàu đang neo đậu để tránh thời tiết xấu.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Manila và Bắc Kinh ở biển Đông, Bộ Ngoại giao Philippines hôm 12-4 triệu đại sứ Trung Quốc Huang Xilian yêu cầu rút đội tàu Trung Quốc khỏi đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và cáo buộc Bắc Kinh gây căng thẳng trong khu vực. Phía Philippines bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc cho rằng hơn 200 tàu trú ẩn vì biển động.

Xuồng cao su của lực lượng tuần duyên Philippines tiếp cận các tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu. Lực lượng Philippines di chuyển gần nhóm tàu Trung Quốc đang neo đậu trái phép tại đá Ba Đầu. Ảnh: Reuters

uộc tập trận mang tên La Perouse diễn ra vào ngày 5-4 và kéo dài 3 ngày tại vịnh Bengal ở Ấn Độ Dương, với sự dẫn đầu của Pháp và sự tham gia của "Bộ tứ" (nhóm Quad) gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Mỹ. Tạp chí Nikkei Asia (Nhật Bản) nhận định thông điệp qua cuộc tập trận này rất rõ ràng rằng Pháp và nhóm Quad muốn tăng cường hợp tác hàng hải và gửi thông điệp cảnh báo đến Trung Quốc.

Các tàu chiến tham gia cuộc tập trận La Perouse. Ảnh: Hải quân Mỹ

Tàu HMCS Calgary tiến vào cảng quốc tế Cam Ranh hôm 31-3.

Trước đó, Ấn Độ và Mỹ đã có cuộc tập trận hải quân trong hai ngày 28 và 29-3 ở khu vực Đông Ấn Độ Dương. Cuộc tập trận nêu bật mối quan hệ đối tác quốc phòng và quân sự gia tăng giữa hai nước. Cựu sĩ quan hải quân Ấn Độ R.S.Vasan, hiện là giám đốc Trung tâm Chennai nghiên cứu Trung Quốc, nhận định kể từ cuộc đụng độ gây chết người ở khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc hồi tháng 6-2020, cách tiếp cận của New Delhi đã thay đổi và sẵn sàng tham gia những hoạt động đa phương nói trên.

Nhằm chống lại hành động hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi và Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ -Thái Bình Dương Mỹ Philip Davidson đã nhất trí thắt chặt quan hệ an ninh. Tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, ông Davidson đã nói trong cuộc họp tại thủ đô Tokyo hôm 12-4 rằng liên minh hai nước đóng vai trò là nền tảng của an ninh khu vực. Đức và Anh cũng đã thông báo sẽ điều tàu chiến đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong năm nay.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt dẫn đầu đội hình tập trận với Hải quân Ấn Độ trên Ấn Độ Dương ngày 28 và 29-3. Ảnh: Hải quân Mỹ

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan hôm 12-4 cũng lên tiếng chỉ trích các yêu sách chủ quyền phi lý cùng hoạt động quân sự phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.

Phát biểu trước ủy ban đặc biệt của Hạ viện về vấn đề Trung Quốc, ông Sajjan cho hay Canada phản đối việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng tiền đồn trên các khu vực tranh chấp vì mục đích quân sự, đồng thời Canada sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng minh và đối tác ở châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khi đối mặt với các hành động đơn phương phá hoại hòa bình và ổn định.

Theo tờ Canadian Press, Bộ Quốc phòng Canada xác nhận tàu chiến của nước này đã đi qua biển Đông vào cuối tháng 3 trong chuyến hành trình từ Brunei đến Việt Nam.

Tàu HMCS Calgary. Ảnh: Twitter/ Canada in Vietnam

THỰC HIỆN:

Xuân Mai

ĐỒ HỌA:

A.THANH

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/thong-diep-ngam-cua-my-tren-bien-dong-20210417145326248.htm