Thói quen ăn mặn ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Ai cũng biết rằng ăn nhiều muối là hại thận, thế nhưng, bạn có biết, ăn nhiều muối còn đem lại nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe như não hoạt động chậm, tăng hàm lượng đường trong máu, tăng nguy cơ đột quỵ...

Ăn mặn còn là kẻ thù của chứng tăng huyết áp - Ảnh: Internet

Ăn mặn còn là kẻ thù của chứng tăng huyết áp - Ảnh: Internet

Mặc dù theo khuyến cáo từ các cơ quan chức năng, trung bình mỗi người chỉ nên tiêu thụ khoảng 3/4 muỗng cà phê muối mỗi ngày, nhưng hầu hết mọi người ăn nhiều hơn số lượng được khuyến cáo 50% so với mỗi ngày.

Nếu tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể có thể phải đối mặt với những ảnh hưởng sau đây:

Hại thận

Muối có khả năng giữ nước, do đó, nó có thể làm suy yếu các mạch máu trong thận. Trong thực tế tiêu thụ muối quá mức trong thời gian dài có thể gây suy thận. Theo một nghiên cứu năm 2013 trên Journal of the American Society of Nephrology phát hiện ra rằng những người có bệnh thận mãn tính có thể cải thiện chức năng thận bằng cách giảm tiêu thụ muối.

Tăng huyết áp

Cơ thể của bạn cần nước để hòa tan muối, do đó khi sử dụng quá nhiều muối, cơ thể của bạn sẽ giữ nước nhiều hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến lượng máu trong cơ thể và trong thời gian dài, huyết áp có thể tăng.

Tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Các thí nghiệm trên chuột và tế bào người cho thấy thức ăn mặn sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch viêm làm mất oxy trong não và gây tổn hại đến các nơ-ron, dẫn đến các vấn đề về hành vi và tinh thần. Có khoảng 5,5 triệu người Mỹ đang sống cùng chứng mất trí và bệnh Alzheimer ở Mỹ.

Tiến sĩ Ladecola, chuyên gia hàng đầu về đột quỵ và chứng sa sút trí tuệ tại Đại học Weill Cornell, cho biết chế độ ăn mặn dẫn đến triệu chứng viêm, có liên quan đến tất cả các bệnh nặng.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích ảnh hưởng của chế độ ăn nhiều muối đối với sức khỏe sinh sản. Các kết quả nghiên cứu (tiến hành trên chuột) chỉ ra một mối liên quan đáng lo ngại.

Theo nhóm nghiên cứu của giáo sư Dori Pitynski thuộc Đại học Wyoming, Mỹ, dư thừa muối không chỉ liên quan đến sức khỏe thông thường mà còn liên quan đến sức khỏe sinh sản của thế hệ tương lai.

Béo phì và viêm nhiễm

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Học viện Y khoa Georgia và Viện Sức khỏe cộng đồng tại Đại học Georgia Regents, Mỹ, các thanh thiếu niên ăn nhiều muối có thể mắc bệnh béo phì và các chứng viêm.

Ngủ không ngon

Tiêu thụ một lượng lớn muối làm tăng nguy cơ phát triển huyết áp cao, được gọi là tăng huyết áp. Sự gia tăng trong nước làm tăng thể tích máu và cơ thể của bạn phải tăng áp lực máu để thúc đẩy tăng khối lượng máu đi khắp cơ thể. Bệnh cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn và ngược lại, các trạng thái rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.

Nguy cơ bệnh tim

Trên tờ British Medical Journal đăng tải những nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng natri cao có liên quan trực tiếp đến bệnh tim mạch. Năm 2014 trong tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism đăng tải nghiên cứu cho thấy quá nhiều muối trong chế độ ăn uống làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường.

Ảnh hưởng đến xương

Hàm lượng canxi trong xương sẽ giảm nếu bạn ăn quá nhiều muối. Điều này cũng có thể dẫn đến bệnh loãng xương.

Một số gợi ý để hạn chế muối trong thực đơn hàng ngày

- Bạn nên giảm bớt gia vị mặn trong các bữa ăn hàng ngày. Bình thường, chúng ta ăn 4.000-6.000mg natri, tương đương với 15g muối. Vậy nên giảm xuống còn 6-10g, giống với chế độ muối dành cho người cao huyết áp.

- Giảm lượng gia vị mặn không chỉ có muối mà còn có nước mắm, bột canh… Đồng thời cũng hạn chế các thức ăn mặn như tương, chao, mắm các loại, dưa cà muối, trứng muối, cá khô và các thức ăn chế biến sẵn như cháo, mì ăn liền, giò chả. Bằng cách này, bạn có thể giảm 3-5g muối/ngày.

- Trong quá trình nấu, bạn nêm gia vị cho món ăn vừa đủ để làm sao khi ăn không cần chấm mắm hoặc muối. Không nên để đĩa muối hoặc bát mắm trên bàn ăn khi chẳng có món nào cần phải chấm, như vậy sẽ làm giảm thói quen ăn mặn của bạn.

- Đối với trẻ nhỏ, nên tập cho chúng cách rưới nước chấm khi ăn cơm. Đó cũng là thói quan ảnh hưởng lớn đến việc ăn mặn hay nhạt của trẻ sau này.

- Các món xào nấu, càng hạn chế dùng muối càng tốt. Loại đồ ăn nào đã chứa muối thì không cần thiết thêm gia vị mặn nữa.

Quỳnh Anh (t/h)

Nguồn Một Thế Giới: http://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/dinh-duong-c-141/thoi-quen-an-man-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-86975.html