Thời khắc lịch sử đối với xe tăng chủ lực Altay của Thổ Nhĩ kỳ

Khi dòng xe tăng chủ lực Altay được sản xuất trong nước đã đi vào nghiệm thu chính thức, đây là một thời khắc lịch sử của lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ.

Hôm 23/4, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được hai nguyên mẫu đầu tiên của xe tăng chiến đấu chủ lực Altay. Các xe tăng chủ lực này dự kiến sẽ đến Sakarya Arifiye để làm lễ nghiệm thu chính thức.

Hôm 23/4, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được hai nguyên mẫu đầu tiên của xe tăng chiến đấu chủ lực Altay. Các xe tăng chủ lực này dự kiến sẽ đến Sakarya Arifiye để làm lễ nghiệm thu chính thức.

Các cuộc thử nghiệm với những tính năng mới nâng cấp của xe tăng chủ lực Altay sẽ kéo dài ít nhất 16 tháng. Đây là nội dung quan trọng để giúp xe bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn.

Tổng giám đốc Mehmet Karaaslan của công ty Thổ Nhĩ Kỳ BMC đã tiết lộ kế hoạch sản xuất cho lô 100 chiếc đầu tiên

Các xe tăng Altay theo hợp đồng với 8 chiếc xe tăng dự kiến sẽ được giao hàng tháng cho quân đội nước này.

Siêu tăng Altay được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ về một xe tăng chủ lực, hiện đại, uy lực, đồng thời chủ động trong việc sản xuất và không lệ thuộc vào nước ngoài.

Altay do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế và sản xuất đã đánh dấu cột mốc quan trọng về nỗ lực của nước này trong việc không phục thuộc vào nước ngoài trong lĩnh vực xe tăng chủ lực.

Lịch sử phát triển của siêu tăng Altay được bắt nguồn từ đầu những năm 2000 khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình.

Năm 2005, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố kế hoạch tạo ra xe tăng chủ lực thế hệ tiếp theo để thay thế đội xe tăng Leopard của Đức và xe tăng M60 của Mỹ đã lỗi thời.

Năm 2008, Thổ Nhĩ Kỳ đã trao hợp đồng cho công ty Otokar để thiết kế và phát triển xe tăng chủ lực với sự hợp tác của công ty quốc phòng Hàn Quốc Hyundai Rotem trong việc hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn.

Từ đó đến nay, công việc phát triển siêu tăng Altay dù gặp không ít khó khăn, nhưng tới nay đã đạt được những thành quản quan trọng.

Các nguyên mẫu thử nghiệm được ra đời, chưa dừng lại ở đó, các mẫu sau này tiếp tục được cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.

Do sự thay thổi nhanh chóng về công nghệ điện tử trong tác chiến hiện đại, nên các siêu tăng Altay mới được trang bị các công nghệ này để nâng cao hiệu suất chiến đấu.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu hoàn thành các cuộc thử nghiệm với siêu tăng Altay vào năm 2024.

Sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm dự kiến dòng xe tăng chủ lực này sẽ được sản xuất loạt vào năm 2025.

Việc sản xuất hàng loạt xe tăng Altay sẽ diễn ra tại cơ sở mới đang được xây dựng ở Ankara với công suất 100 xe tăng mỗi năm.

Theo kế hoạch, ngoài sử dụng trong nước, thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiếp thị xuất khẩu dòng vũ khí này với công suất 25-30 xe tăng mỗi năm cho khách hàng có nhu cầu.

Nhiều nhà quan sát cho rằng, dòng xe tăng Altay của Thổ Nhĩ Kỳ rất có thể sẽ tiếp nối thành công như các dòng vũ khí khác do nước này phát triển, đã được chứng minh trong thời gian vừa qua.

Tên gọi của chiếc chiến xa này được đặt theo tên Tướng Fahrettin Altay (1880 - 1974), người chỉ huy binh đoàn kỵ binh số 5 trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Rõ ràng siêu tăng Altay ban đầu được sự hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ từ Hàn Quốc, sau đó tiếp tục được Đức hỗ trợ, đây đều là các quốc gia đang có nền công nghiệp quốc phòng phát triển.

Siêu tăng Altay có phần nào đó mang dáng dấp Leopard 2 và K2 Black Panther.

Trên xe tăng Altay, tỷ lệ công nghệ của K2 Black Panther chiếm tới 60%.

Dòng xe tăng K2 Black Panther của Hàn Quốc được đánh giá là một trong những siêu tăng mạnh nhất hiện nay.

Tiếp thu và mua công nghệ hiện đại từ các nền quốc phòng phát triển, Thổ Nhĩ Kỳ đã khéo léo áp dụng để cho ra đời những vũ khí đỉnh cao.

Xe tăng Altay có chiều dài thân xe 7,7 m (10,3 m với pháo quay về phía trước); chiều rộng 3,9 m; chiều cao 2,6 m. Trọng lượng 65 tấn.

Xe tăng Altay có kíp vận hành 4 người gồm lái xe ngồi phía trước, trưởng xe và pháo thủ ở giữa, động cơ nằm phía sau.

Do thân xe tăng Altay khá dài với 7 bánh dẫn động mỗi bên nên cho phép lắp đặt động cơ công suất lớn và giáp bảo vệ tốt hơn.

Động cơ của xe tăng Altay ban đầu là loại đa nhiên liệu MTU 883 công suất 1.500 mã lực do Đức sản xuất, cho tốc độ tối đa 70 km/h trên đường tốt, tầm hoạt động 500 km.

Vào tháng 10/2022, Ankara quyết định sử dụng động cơ Hyundai Doosan Infracore DV27K 1.500 mã lực và hộp số SNT Dynamics EST15K.

Xe có khả năng leo dốc 60%; đi trên mái taluy nghiêng 30%; vượt vật cản cao 1 m; vượt hào rộng 2,8 m; lội nước sâu 1,2 m không cần chuẩn bị hoặc 4,1 m khi lắp thêm thiết bị lặn phụ trợ.

Vũ khí chính của Altay là pháo nòng trơn 120 mm L/55 sản xuất theo giấy phép của Rheinmetall, bắn được tất cả các loại đạn gồm đạn nổ phá mảnh, đạn nổ lõm, đạn xuyên động năng dưới cỡ.

Hệ thống kiểm soát hỏa lực Volkan-III của Altay được hỗ trợ bởi các thiết bị quan sát ảnh nhiệt và đo xa laser cho phép xe duy trì khả năng bắn chính xác trong cả điều kiện ban đêm lẫn thời tiết xấu.

Vũ khí phụ của xe tăng Altay bao gồm 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 súng máy hạng nặng 12,7 mm lắp trên tháp pháo được điều khiển từ bên trong.

Xe được trang bị hệ thống lựu đạn khói được bố trí hai bên tháp pháo.

Hệ thống này sẽ được khai hỏa để tạo ra màn khói dày đặc giúp xe nhanh chóng cơ động thoát khi bị đối phương tấn công.

Hiện kế hoạch chung cho việc sản xuất hàng loạt xe tăng Altay lên tới 1.000 chiếc, sẽ được chia thành bốn gói, mỗi gói 250 chiếc.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/thoi-khac-lich-su-doi-voi-xe-tang-chu-luc-altay-cua-tho-nhi-ky-post538066.antd