Thời hoàng kim của gã khổng lồ Sears trước khi phá sản

Trước khi phá sản, Sears từng là hãng bán lẻ lớn nhất tại Mỹ. Vào thời hoàng kim, công ty này được coi là một gã khổng lồ tương tự như Walmart và Amazon hiện nay.

Mới đây, gã "khổng lồ" bán lẻ 132 năm tuổi Sears của Mỹ vừa đệ đơn xin bảo hộ phá sản sau nhiều năm kinh doanh bết bát và chìm trong nợ nần. Ảnh: Fortune.

Mới đây, gã "khổng lồ" bán lẻ 132 năm tuổi Sears của Mỹ vừa đệ đơn xin bảo hộ phá sản sau nhiều năm kinh doanh bết bát và chìm trong nợ nần. Ảnh: Fortune.

Theo CNN, khoản nợ 134 triệu USD tới hạn ngày 15/10 nhưng không thể trả được được xem là "giọt nước tràn ly" dẫn tới quyết định xin phá sản của Sears. Ảnh: Wall Street Journal.

Trước khi rơi vào thua lỗ kéo dài, Sears Ttng là nhà bán lẻ số 1 của Mỹ trong thời kỳ trước. Tập đoàn bán lẻ Sears cũng được coi là người mở đi và đi tiên phong trong chiến lược cung cấp hàng hóa bằng nhiều hình thức tới người dân. Ảnh: Chicago Tribune.

Thành lập năm 1886 bởi nhân viên ga tàu Richard Sears, Sears có tên gọi ban đầu Sears, Roebuck & Company. Khi mới thành lập, Sears là một công ty đồng hồ tại North Redwood, Minnesota. Ảnh: ERBzine.

Năm 1887, Sears chuyển tới Chicago và hợp tác với đồng hồ Alvah Roebuck. Catalog đầu tiên của công ty Sears Roebuck, bán đồng hồ và trang sức, được in vào năm 1896. Ảnh: Sears Archives.

Qua các tập catalog của Sears, người tiêu dùng Mỹ bắt đầu tiếp cận và mua những sản phẩm sản xuất hàng loạt. Ảnh: The Record.

Chuỗi cửa hàng Sears góp phần thay đổi thói quen mua sắm từ các gian hàng vỉa hè truyền thống. Ảnh: USA Today.

Những sản phẩm gia dụng Kenmore của Sears mang đến cho người Mỹ nhiều thiết bị tiết kiệm sức lao động - thay đổi hoàn toàn cuộc sống của các gia đình Mỹ. Ảnh: Business.

Về doanh thu nội địa, Sears là nhà bán lẻ lớn nhất tại Mỹ cho đến tháng 10/1989 khi Walmart vượt qua nó. Ảnh: Foxla.

Từ những năm 1920 đến 1950, Sears xây dựng nhiều cửa hàng bách hóa đô thị ở Mỹ, Canada và Mexico. Ảnh: WDBJ7.

Trong nhiều thập kỷ, Sears thiết lập các thương hiệu quốc gia lớn như Kenmore, Craftsman, DieHard, Silvertone, Supertone và Toughskins. Công ty đã trở thành một tập đoàn vào giữa thế kỷ 20. Ảnh: WSJ.

Tuy nhiên, khá lâu trước khi Amazon và thương mại điện tử trỗi dậy, các hãng bán lẻ truyền thống lớn như Walmart đã đánh bại Sears về giá và sự tiện lợi. Ảnh: Chattanooga.

Năm 2005, Sears và Kmart sáp nhập thành Sears Holdings với tổng số 3.500 cửa hàng tại Mỹ. Đến nay, đế chế này chỉ còn chưa tới 900 cửa hàng. Ảnh: Syracuse.

Đầu năm 2018, hãng buộc phải đóng cửa chi nhánh tại Canada với hơn 130 cửa hàng được thanh lý. Hồi tháng 7, Sears đóng cửa hàng cuối cùng tại Chicago - nơi từng là quê hương của hãng bán lẻ này. Ảnh: Kelowna.

Tính tới tháng 2/2018, công ty Sears có 89.000 nhân viên, giảm từ 317.000 người vào đầu năm 2006, không lâu sau thương vụ sáp nhập. Ảnh: Fortune.

Hoàng Minh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/thoi-hoang-kim-cua-ga-khong-lo-sears-truoc-khi-pha-san-1130791.html