'Thời gian dành cho loài người đang dần cạn...'

Stiven Hopkins nói gì về viễn cảnh của loài người và ngày tận thế

Cảnh trong phim "Đường chân trời 2"

Cảnh trong phim "Đường chân trời 2"

Chúng tôi đã thấy trước một mối nguy hiểm to lớn, nếu các chính phủ và xã hội không hành động ngay lập tức để loại bỏ vũ khí hạt nhân và ngăn chặn biến đổi khí hậu tiếp theo.

Trong khi đó, nhiều chính trị gia còn phủ nhận thực tế biến đổi khí hậu do con người gây ra. Nhưng thế giới hiện đang đứng trước một loạt các cuộc khủng hoảng môi trường.

Sự tan chảy của băng ở Bắc Cực và Nam Cực sẽ làm giảm lượng năng lượng mặt trời phản xạ vào không gian vũ trụ, và do đó góp phần làm tăng nhiệt độ. Biến đổi khí hậu có thể phá hủy Amazon và các khu rừng nhiệt đới khác, và điều này sẽ làm mất đi một trong những yếu tố để loại bỏ dioxide carbon khỏi khí quyển.

Việc tăng nhiệt độ của nước trong các đại dương có thể làm phát sinh thêm lượng khí thải dioxide carbon lớn. Cả hai hiện tượng này sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu.

Do đó, khí hậu của Trái đất sẽ trở nên giống với khí hậu trên sao Kim: sự oi bức sẽ không thể chịu đựng nổi với những cơn mưa axit sunfuric ở nhiệt độ 460 độ C. Không thế có sự tồn tại của con người.

Chúng ta phải đi xa hơn Nghị định thư Kyoto - một thỏa thuận quốc tế được thông qua vào năm 1997, và ngay lập tức bắt đầu giảm lượng khí thải carbon. Chúng ta có công nghệ. Điều còn thiếu là ý chí chính trị.

Năm 1492, Columbus phát hiện ra Thế giới mới, nhưng chúng ta không có Thế giới mới thứ hai. Không có điều không tưởng trong tầm tay. Chúng ta đang rất thiếu không gian, và con đường duy nhất của chúng ta là đi đến những thế giới mới.

Vũ trụ là một nơi tàn khốc. Các hành tinh hấp dẫn những vì sao, những vì sao mới phát ra bức xạ chết người vào không gian, các lỗ đen va chạm với nhau, các tiểu hành tinh lao đi với tốc độ hàng chục km/giây.

Tất nhiên, tất cả những hiện tượng này không làm cho không gian trở thành một nơi đặc biệt hấp dẫn, nhưng đó chính là lý do khiến chúng ta phải đi vào không gian và không chịu ngồi yên. Chúng ta không thể tự bảo vệ mình, tránh khỏi sự va chạm với các tiểu hành tinh.

Hình ảnh minh họa

Vụ va chạm lớn cuối cùng xảy ra khoảng 66 triệu năm trước. Nó được coi là nguyên nhân gây nên sự tuyệt chủng của loài khủng long. Điều này có thể xảy ra một lần nữa. Đây không phải là khoa học viễn tưởng; điều này được đảm bảo bởi các định luật vật lý và lý thuyết xác suất.

Chiến tranh hạt nhân hiện vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại. Chúng ta đã ít nhiều quên đi mối nguy hiểm này. Nga và Hoa Kỳ không còn háo hức việc bấm nút vũ khí nguyên tử, nhưng chỉ cần một tai nạn xảy ra hoặc hành động của những kẻ khủng bố có khả năng cướp một quả bom nguyên tử không được loại trừ.

Nguy cơ ngày càng gia tăng khi có nhiều quốc gia mới tiếp cận với vũ khí hạt nhân. Ngay cả sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, kho dự trữ vũ khí hạt nhân vẫn đủ sức hủy diệt chúng ta nhiều lần và các cường quốc hạt nhân mới làm tăng sự bất ổn. Theo thời gian, mối đe dọa hạt nhân có thể sẽ giảm bớt, nhưng những mối đe dọa khác sẽ xuất hiện, và chúng ta vẫn phải cảnh giác.

Dù sao, tôi nghĩ rằng trong một ngàn năm tới, một cuộc đối đầu hạt nhân hoặc thảm họa môi trường có thể sẽ hủy hoại hành tinh của chúng ta. Trên thang đo thời gian địa chất, điều này sẽ xảy ra trong chớp mắt.

Nhưng tôi hy vọng và tin rằng vào thời điểm đó, loài người có óc sáng tạo của chúng ta sẽ tìm ra lối thoát ra khỏi giới hạn nghiệt ngã của Trái đất và sẽ sống sót sau thảm họa.

Tất nhiên, điều này là không thể đối với hàng triệu các loài khác sống trên hành tinh, và cái chết của chúng sẽ vẫn đè nặng lên lương tâm của chúng ta. (...)

Nguyễn Quang (Dịch)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/khoa-hoc/bi-an-khoa-hoc/thoi-gian-danh-cho-loai-nguoi-dang-dan-can-3371779/