Thoát chết khỏi miệng cá mập lại suýt 'cụt chân' bởi vi khuẩn ăn thịt người

Mới đây, một người đàn ông khi đang bơi ở biển Texax, Mỹ đã bị cá mập tấn công. May mắn thoát chết song anh đang phải chiến đấu với một loại vi khuẩn ăn thịt người tấn công vùng vết thương do cá mập cắn.

Vết thương do cá mập cắn của Shelton

Theo Fox News đưa tin, Blaine Shelton (42 tuổi) bị cá mập cắn vào ngày 9/8 tại bãi biển Crystal ở bang Texas, Mỹ, cách bờ biển hơn 180 m. Vết cắn ngập răng vào phần bắp đùi, ngay trên đầu gối của Shelton, anh phải vào viện điều trị.

Sa khi ra viện vào cuối tuần trước, anh bắt đầu cảm thấy đau dữ dội quanh vết cắn của cá mập. Anh phải quay lại bệnh viện điều trị và được biết vết thương của anh bị nhiễm một loại vi khuẩn ăn thịt người. Các bác sĩ phát hiện vùng vết thương của anh đã bắt đầu bị mục rữa do vi khuẩn.

Một loại vi khuẩn ăn thịt người

Trả lời KHOU11, Shelton cho biết dù vẫn thường nghe nói có loại vi khuẩn nguy hiểm ở trong nước, song anh chưa bao giờ để những lời cảnh báo đó trong lòng.

Trong qu Super tag á trình điều trị, các bác sĩ cũng đưa ra cho anh những lời khuyên rằng khi tay, chân có vết thương hở, bạn không nên xuống những vùng nước có cảnh báo về các loại khuẩn dưới nước. Nếu phải xuống, hãy mang theo cồn để rửa sạch vết thương sau khi lên bờ. Tuyệt đối không được chủ quan với những cảnh báo như vậy.

Hiện Shelton đang nằm viện điều trị và đi lại hết sức khó khăn. Chi phí chữa bệnh có thể lên tới 100.000 USD và anh đã lập một trang kêu gọi gây quỹ để có thể trả số tiền chữa bệnh đang tăng từng ngày.

Theo Sejal Shah, bác sĩ da liễu thẩm mỹ có chứng nhận quốc tế tại thành phố New York: "Khi ai đó nói về 'vi khuẩn ăn thịt người' thì có nghĩa là họ đang đề cập đến một tình trạng viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis). Nó là một bệnh nhiễm khuẩn trầm trọng, có thể lây lan rất nhanh và gây chết mô".

Viên cân mạc hoại tử là loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có tốc độ lây lan rất nhanh. Triệu chứng bệnh là vùng da bị nhiễm có màu đỏ hoặc tím, bệnh nhân cảm thấy rất đau đớn, sốt và nôn mửa. Vùng dễ bị nhiễm là tay chân và đáy chậu.

Vi khuẩn thường xâm nhập cơ thể qua vết thương hở trên da như vết cắt hay vết bỏng và rất thích nước. Người có hệ miễn dịch yếu thường dễ bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người hơn, chẳng hạn những người bị ung thư, tiểu đường, béo phì,...

Bệnh thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh cường độ cao, nhưng đôi khi điều đó là không đủ vì thuốc kháng sinh chỉ ngăn chặn hoại tử mô lan rộng, nhưng không thể cứu vãn các mô.

Một khi mô chết, nó phải được loại bỏ bằng phẫu thuật, nghiêm trọng hơn là phải cắt bỏ chân tay, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong vì loại bệnh này.

Trung bình mỗi năm, cứ 100.000 chỉ có 0,4 - 1 người viêm cân mạc hoại tử.

Trang Đặng

Nguồn Gia Đình Mới: https://www.giadinhmoi.vn/thoat-chet-khoi-mieng-ca-map-lai-suyt-cut-chan-boi-vi-khuan-an-thit-nguoi-d10913.html