Thợ săn Tomahawk: Buk-M3 mới có những khả năng gì?

ĐVO xin giới thiệu bài viết về sức mạnh tổ hợp tên lửa phòng không mới Buk-M3 do Nga sản xuất.

Đã có tương đối nhiều bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng về các tổ hợp tên lửa phòng không dòng “Buk” nổi tiếng của Nga, nhưng chúng tôi vẫn muốn giới thiệu thêm bài viết về một phiên bản mới của “Buk”- đó là “Buk-M3” qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga Nikolai Protopopv. Bài đăng trên “RIA Novosti” Nga ngày 7/9/2018.

Các ảnh và chú thích trong bài là của tác giả

Tên lửa “thông minh” mới, hệ thống điều khiển hoàn toàn số hóa và hiệu quả tác chiến tăng nhiều lần- các phân đội phòng không lục quân Nga đang được trang bị các tổ hợp tên lửa tầm trung đã được hiện đại hóa “Buk-M3”.

Và mặc dù tên vẫn như cũ (“Buk”-ND), nhưng trên thực tế tổ hợp này đã không còn nhiều điểm chung với những tổ hợp "Buk" thế hệ đầu được đưa vào trang bị từ những năm 1980.

RIAN Novosti sẽ cố gắng làm rõ tổ hợp tên lửa huyền thoại này đã thay đổi như thế nào trong 30 năm qua và tại sao không quân của đối phương tiềm năng lại căm ghét tổ hợp này đến như vậy.

Nhiều tên lửa hơn

Điểm khác biệt bên ngoài chủ yếu và dễ nhận thấy nhất của tổ hợp phóng “Buk-M3” so với những “người tiềm nhiệm” (các tổ hợp “Buk” thế hệ trước-ND) - đó là 6 container vận chuyển - phóng thay vì chỉ bốn quả tên lửa “trần” như trước đây.

Trong các container có các tên lửa có điều khiển mới 9М317М với những tính năng kỹ thuật với trội các mẫu cũ gấp gần ba lần.

Chúng (các tên lửa mới này) có thể đánh chặn gần như tất cả các mục tiêu khí động học được biết tới tại thời điểm hiện tại ở cự ly từ 2,5 đến 70km và ở độ cao đến 40km. Tốc độ của mục tiêu bị tiêu diệt- đến 3km/s.

Không một máy bay chiến lược hoặc chiến thuật nào (kể cả các máy bay được chế tạo theo công nghệ “tàng hình”) có thể thoát được quả tên lửa thứ ba của “Buk”.

Ngoài các mục tiêu trên không, “Buk” cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt biển của đối phương.

Tên lửa được lắp đầu tác chiến bộc phá- mảnh mang đầu tự dẫn radar chủ động- tên lửa tự bắt và bám mục tiêu, có nghĩa là hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên”.

Ở các cự ly ngoài đường chân trời, tên lửa sẽ được radar phát hiện hỗ trợ- radar này “chiếu” mục tiêu và dẫn tên lửa đến mục tiêu cần đánh chặn.

Tên lửa 9М317М cực kỳ cơ động, có thể chịu được lực quá tải cực lớn và sẵn sàng truy đuổi những mục tiêu trên không đang bay theo quỹ đạo phức tạp và không thể xác định trước trong điều kiện chế áp hỏa lực và chế áp điện tử rất mạnh từ phía đối phương.

Một trong những đặc điểm nổi bật của “Buk-M3”- đó là các tên lửa của “Buk”- cũng tương tự như các tên lửa của S-300 và S-400, được phóng thẳng đứng và bay về hướng mục tiêu ngay sau khi phóng.

Và như vậy, tốc độ bắn tăng đáng kể- “Buk” không cần phải thay đổi hướng của các ống phóng và lần phóng tiếp theo có thể được tiến hành sau lần phóng trước chỉ trong vài giây.

Theo chuyên gia quân sự Aleksey Leonkov thì “Buk-M3” đã trở thành phương tiện phòng không đa chức năng. Các container vận chuyển- phóng giúp cắt giảm tối đa thời gian chuẩn bị chiến đấu và thời gian thay đạn.

Có những thiết bị chuyên dụng để đưa tên lửa vào các container phóng giúp loại trừ khả năng làm hư hỏng thân và cánh tên lửa.

Còn một chi tiết rất quan trọng nữa- “Buk-M3” có thể phóng tên lửa phòng không từ chính tổ hợp phóng và cả từ xe vận chuyển- nạp đạn- vì những tên lửa trên xe vận chuyển- nạp đạn cũng được đặt trong các tổ hợp vận chuyển- phóng. Sơ đồ bố trí như vậy đã được thử nghiệm và tỏ ra rất hiệu quả.

Tổ hợp tự hành "Buk-М3"

Tổ hợp tự hành "Buk-М3"

Bộ đôi tấn công

Tai và mắt của “Buk-M3”- đó là đài radar đa năng. Một tiểu đoàn gồm 2 (tổ hợp) “Buk” có thể bám và bắn đồng thời đến 36 mục tiêu.

Radar đa kênh có thể làm việc trong bất kỳ điều kiện thời tiết và khí hậu nào, trong dải nhiệt độ từ - (âm) 50 độ C đến + 50 độ C, cả ban ngày lẫn ban đêm.

Thêm nữa, “Buk-M3” có thể cùng làm việc cặp đôi với một tổ hợp tên lửa phòng không khác- đó là “Tor-M2” – “Tor-M2” sẽ chuyên chịu trách nhiệm đảm bảo phòng phòng ở các tuyến tấm gần.

Chuyên gia A.Leonkov nhận định tiếp: “Và như vậy (bộ đôi “Buk-M3” và “Tor-M2”) sẽ là một bộ đôi hoàn hảo có thể bẻ gãy bất cứ đợt tấn công nào của các phương tiện tấn công đường không, thậm chí cả các đợt tấn công ồ ạt”.

Hai tổ hợp này kết hợp lại thành một hệ thống điều khiển phòng không thống nhất và phân công mục tiêu qua hệ thống “Kupol”. “Chúng (“Buk” và “Tor”) sẽ cùng xác định những mực tiêu ưu tiên cần công kích, “Tor” cũng sẽ “nhìn thấy” những gì mà “Buk” “nhìn thấy”, “Tor” sẽ nhận thông tin về việc những mục tiêu nào đã bị tiêu diệt, những mục tiêu nào chưa bị tiêu diệt. Khi hai tổ hợp này kết nối với nhau như vậy, hiệu quả tác chiến tăng lên gấp nhiều lần”.

Trong thành phần của một tổ hợp “Buk-M3” có” sở (xe) chỉ huy, radar phát hiện và chỉ mục tiêu, hai tổ hợp hỏa lực tự hành tự động hóa 9А317М với 6 quả tên lửa phòng không có điều khiển mỗi tổ hợp, một hoặc hai xe vận chuyển- phóng với 12 quả tên lửa, các xe vận chuyển- nạp đạn.

Tổ hợp tên lửa phòng không chiến dịch mọi thời tiết “Tor-M2” tại cuộc duyệt binh kỷ niệm lần thứ 73 Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại tại Quảng trường Đỏ

Triều đại tên lửa phòng không

Công tác thiết kế các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung “Buk” được các công trình sư của NII (Viện khoa học- nghiên cứu-ND) chế tạo thiết bị mang tên Tikhomorov (hiện nay đã sát nhập vào Tập đoàn “Almaz-Antey”) triển khai vào cuối những năm 1970.

Những tổ hợp “Buk” đầu tiên được đưa vào trang bị cho Quân đội Xô Viết trong những năm 1980.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tho-san-tomahawk-buk-m3-moi-co-nhung-kha-nang-gi-3365048/