Thổ Nhĩ Kỳ: 'Ngôi sao đu dây' trong quan hệ với Nga-Mỹ

Thổ Nhĩ Kỳ mượn tay Nga để kiềm chế Syria, lợi dụng Mỹ để o ép người Kurd; thực hiện chính sách đối ngoại 'đu dây' giữa hai cường quốc.

Chính phủ Syria, Iran và Nga sẽ không thể chịu đựng được điều này và sẽ có động thái đáp trả. Bằng cách này, Thổ Nhĩ Kỳ lại có thể tìm kiếm được tiếng nói chung với Hoa Kỳ ở phía bắc Syria trong tương lai gần. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào cách tiếp cận của chính quyền Ankara trong vấn đề Manbij.

Thành phố này hiện đang được kiểm soát bởi SDF, một tổ chức thực chất được lập ra làm bình phong cho lực lượng YPG do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Trước đây, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh FSA đã tìm cách trục xuất YPG ra khỏi thành phố và vùng nông thôn nhưng bất thành.

Nguyên nhân bởi vì quân đội Hoa Kỳ đã triển khai ở Manbij và tuần tra biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ trong các khu vực của SDF, ngăn chặn việc chính quyền Ankara tấn công người Kurd ở thị trấn này.

Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị Hoa Kỳ thiết lập một khu vực an ninh chung ở Manbij và vùng nông thôn của nó, không cho phép sự hiện diện của YPG. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, ý tưởng của ông Erdogan đã không nhận được sự ủng hộ của chính quyền Washington.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert nói với các phóng viên vào ngày 20 tháng 3 rằng, đã không có thỏa thuận nào đạt được giữa hai bên, trong khi đó phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lại tuyên bố rằng, các bên đã đạt được thỏa thuận về thành phố này.

Mặc dù có sự bất đồng trong phát ngôn của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ nhưng nếu trong thời gian tới YPG thất thế ở Manbij thì mọi chuyện sẽ không có gì là khó hiểu.

Còn những thay đổi trong quan điểm của chính quyền Ankara đối với Nga có thể được quan sát rõ ràng thông qua chính sách đối ngoại của nó. Ngày 16 tháng 3 vừa qua, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một tuyên bố chính thức, mô tả cuộc trưng cầu dân ý năm 2014 ở Crimea “bất hợp pháp”.

Thế nhưng mặt khác, Ankara cố gắng duy trì quan hệ ít nhất là trung lập với Moscow và phát triển hơn nữa hợp tác kinh tế với nó. Đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) là một dự án mang tính chiến lược quan trọng đối với giới lãnh đạo Ankara vì nó sẽ cho phép họ kiểm soát quá trình vận chuyển khí tự nhiên vào Nam Âu.

Thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm lợi ích cho mình, thông qua quan hệ với Nga-Mỹ

Thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm lợi ích cho mình, thông qua quan hệ với Nga-Mỹ

Chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới

Trong những tháng tới, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục tăng cường ảnh hưởng chính trị và quân sự trong khu vực cũng như phát triển hoạt động chính sách đối ngoại. Nếu Ankara thành công trong việc này, các cường quốc khu vực khác sẽ phải đối mặt với những rủi ro thêm từ sự bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ, điều thường nảy sinh mỗi khi nước này tăng cường sức mạnh quân sự và chính trị.

Trong quãng thời gian này, Thổ Nhĩ Kỳ có các mục tiêu sau:

1. Củng cố lợi ích và mở rộng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của họ ở phía bắc và tây bắc Syria cũng như ở miền bắc Iraq. Sự mở rộng phạm vi kiểm soát sang miền bắc Iraq có thể được thực hiện dưới cái cớ của những nỗ lực quân sự chống lại sự hiện diện của các tay súng thuộc Đảng Công nhân người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ (PKK) ở Sinjar.

Sự hiện diện quân sự ở các nước láng giềng sẽ được công khai hóa bằng sự cần thiết phải tạo ra cái gọi là "các khu vực an ninh" ở biên giới phía Bắc Iraq (phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ), giống như những “Vùng đệm chống khủng bố” ở phía Bắc Syria, để chống lại "chủ nghĩa khủng bố".

2. Tăng cường vị thế về “Vấn đề Síp”. Bắc Síp là một quốc gia tự xưng chiếm phần nhỏ phía bắc của đảo và chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang duy trì một lực lượng quân đội ở đó và đang muốn gây ảnh hưởng để cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền của Bắc Síp.

3. Củng cố ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trên vùng biển Aegean; ngăn chặn nguy cơ Mỹ chuyển căn cứ quân sự Incirlik sang căn cứ Andravida ở phía nam Hy Lạp; kiểm soát hoàn toàn các eo biển Dardanelles, biển Marmara và Bosphorus, nối liền Địa Trung Hải với Biển Đen.

4. Mở rộng ảnh hưởng văn hóa và chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ vào các quốc gia Trung Á và để khôi phục lại ảnh hưởng lớn lao đối với các khu vực trước đây thuộc phạm vi ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả Nga.

Thiên Nam

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/tho-nhi-ky-ngoi-sao-du-day-trong-quan-he-voi-nga-my-3355230/