Thổ Nhĩ Kỳ ký thỏa thuận sản xuất 250 xe tăng Altay

Trang tin Dailysabah (Thổ Nhĩ Kỳ), ngày 11-11, đưa tin: Một thỏa thuận mang tính bước ngoặt đã được ký kết vào thứ sáu (9-11) để sản xuất hàng loạt xe tăng chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và nhà sản xuất xe bọc thép BMC đã ký hợp đồng sản xuất loạt xe tăng chiến đấu Altay hiện đại.

Theo các nhà sản xuất, Altay được trang bị công nghệ mới nhất.

Hợp đồng bao gồm sản xuất loạt 250 xe tăng Altay và hỗ trợ hậu cần đi theo. Theo thỏa thuận với BMC, trong phạm vi của quy trình sản xuất hàng loạt, 40 xe tăng sẽ được sản xuất trong giai đoạn đầu, chiếc đầu tiên được giao cho quân đội trong vòng 18 tháng. Giá trị tài chính của thỏa thuận không được tiết lộ.

Lô 40 xe tăng trong giai đoạn đầu có cấu hình Altay-T1 với một hệ thống bảo vệ tích cực (APS) được gọi là AKKOR. APS mới được thiết kế để phát hiện tên lửa và tên lửa nhắm mục tiêu theo xe tăng, hệ thống này được thiết kế bởi tập đoàn Aselsan. BMC cũng đã ký thỏa thuận với SSB vào tháng 6 để phát triển động cơ diesel 1.500 mã lực và các hệ thống khác cho xe tăng Altay.

Theo Dailysabah.com, Altay là chương trình phát triển xe tăng chiến đấu chính đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm hệ thống điều khiển và lệnh điện tử, súng 120 mm và áo giáp, tất cả đều do các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Nguyên mẫu cho chiếc Altay được ra mắt tại triển lãm quốc phòng năm 2011 ở Istanbul. Chiếc xe tăng được đặt theo tên của Tướng quân Fahrettin Altay, người chỉ huy Quân đoàn Kỵ binh số 5 trong cuộc chiến giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo các nhà sản xuất, Altay được trang bị công nghệ mới nhất và được phát triển để phục vụ tốt nhất quân đội thế kỷ 21 cùng với sáng kiến chiến thuật cần thiết. Lợi thế lớn nhất của Altay là có thể tiêu diệt mọi mục tiêu hiện đại ngay từ giai đoạn thiết kế. Xe tăng dự kiến sẽ trở thành một yếu tố quan trọng đối với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai nhờ tính di động tuyệt vời của nó, hỏa lực cao cấp và độ bền. Khởi đầu với 250 chiếc xe, con số này dự kiến sẽ tăng dần lên 1.000 chiếc trong tương lai. Trong khi đó, các báo cáo trước đây cho biết quy mô kinh tế của dự án kéo dài hơn 20 năm, dự kiến đạt 25 tỷ USD đến 30 tỷ USD.

Xe tăng Altay. Ảnh: Defence

Nguyên mẫu Altay hoạt động mọi loại địa hình và điều kiện khí hậu khác nhau. Chiến xe này được bảo vệ bằng hệ thống giáp composite, chống nổ chủ động và hệ thống điều khiển cho phép binh sĩ tác chiến nơi có mối đe dọa vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.

Bộ cấp điện được bố trí ở phía sau, ghế ngồi đặt ở phía trước và khoang chiến đấu đặt ở giữa. Bộ tải nằm ở bên trái, trong khi chỉ huy ngồi bên phải tháp pháo. Xạ thủ ngồi cùng chỉ huy nhưng nhích hơn về phía trước và ở vị trí thấp hơn.

Xe tăng sử dụng một modul Volkan III điều khiển vũ khí bằng hệ thống vi tính hiện đại. Hệ thống này được tập đoàn Aselsan hợp tác với STM, công ty con trực thuộc tập đoàn phần mềm SSM phát triển, đơn vị chuyên sản xuất hệ thống chỉ huy, kiểm soát vũ khí và thông tin tác chiến.

Xe tăng Altay. Ảnh: Defence

Atlay sẽ được trang bị một súng máy giảm thanh 120mm L/55, một súng máy gắn trên 7,62mm và một súng máy hạng nặng 12,7mm đặt bên phải tháp pháo dành cho chỉ huy. Nó cũng được trang bị áo giáp tổng hợp để chịu được tác động của mảnh đạn, đạn, tên lửa hoặc vỏ đạn, bảo vệ phi hành đoàn khỏi hỏa lực của kẻ thù.

Xe có hệ thống tìm, xác định và phân loại mục tiêu địch bằng công nghệ laser, được trang bị một động cơ Friedrichshafen diesel 1.100Kw và một động cơ bản địa 1.300Kw giúp nó đạt tốc độ tối đa 70km/giờ hoạt động trong môi trường nước sâu 4,1m.

Nguyên Thảo (tổng hợp)

Nguồn Biên Phòng: http://bienphong.com.vn/tho-nhi-ky-ky-thoa-thuan-san-xuat-250-xe-tang-altay/