Thơ nam kau, một hình thức có thể

Thơ là thể loại văn học lấy cảm xúc, lấy trí tuệ súc tích được diễn đạt theo hình thức có vần điệu hoặc tự do (không vần điệu). Ở Việt Nam, thơ có thể bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao mà ra.

Nhà thơ Trần Quang Quý (bên phải) và tác giả bài viết.

Nhà thơ Trần Quang Quý (bên phải) và tác giả bài viết.

Những câu có vần điệu, dễ nhớ vốn là những kinh nghiệm được đúc kết thông qua sự từng trải, sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên, mà đúc kết lại, truyền từ đời nọ sang đời kia, giống như một thứ mật mã trong ngôn ngữ để truyền thông tin vậy. Những đúc kết bao gồm đủ mọi mặt trong cuộc sống, sau này khi được biến thành những câu ca dao, câu vè, chúng trở thành hình thức văn nghệ, giải trí. Thông qua giao lưu giữa các nền văn hóa, các thể loại thơ được tăng dần, phức hợp dần. Đặc biệt, sự thay đổi về hình thức, thi pháp...do yếu tố rất quan trọng đó là sự vận động của xã hội, theo quy luật trung tâm vật chất quyết định ý thức.Trong sự vận động đó, ở Nhật Bản, thể thơ haiku ra đời vào thế kỷ 17 và phát triển mạnh vào thời kỳ Edo (1603 - 1867). Lúc sơ khởi haiku mang sắc thái trào phúng nhưng dần chuyển sang mang âm hưởng lắng tịnh của Thiền tông.

Bìa tập sách “Trần Quang Quý, namkau”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2016.

Ở Việt Nam, từ sau năm 1975, thơ đã có sự cách tân mạnh mẽ. Trước hết là cách tân về đề tài; tiếp đó là kết cấu không gian trong mạch thơ, bài thơ. Nhà thơ và bạn đọc đều bình đẳng và đồng sáng tạo. Người đọc được nhà thơ dẫn dụ, khơi mở vào không gian thơ. Họ có cảm giác được vận động trong những không gian tự do và bình đẳng với những kết cấu “lỏng”, nhiều hướng mở. Người đọc sẽ đọc thơ bằng kiến thức, kinh nghiệm, ẩn ức và những khao khát của chính họ. Thậm chí cả những hiện tượng lạ kỳ, bí ẩn bất ngờ xuất hiện trong lòng người đọc, điều mà ngay chính tác giả của bài thơ cũng không định đoán được. Cũng không thể không nhắc đến việc cách tân ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu trong thơ bắt nguồn từ tính đa chiều, đa tuyến tính trong kiến tạo không gian thơ. Đầu thập niên thứ 2 của thế kỷ 21 chính nhà thơ Trần Quang Quý – Giải thưởng Nhà nước về VHNT đã khai sinh ra thể thơ Namkau. Bắt đầu là những bản nháp, ghi chép. Năm 2016 thì anh hoàn chỉnh dần từ nguyên tắc, cấu trúc...cho đến bản thảo để trình làng tập thơ Namkau đầu tiên. Cũng xin nói thêm, nhà thơ Trần Quang Quý là người luôn trăn trở về đổi mới thi ca. Thơ anh là giọng điệu riêng, không lẫn lộn. Namkau có thể coi là 1 cuộc “dấn thân” mới của anh, sáng tạo mới về thi ca.Namkau là gì? Đó là bài thơ có 5 câu, không hạn chế dài, ngắn của từng câu thơ. Về cấu trúc có 2 đoạn. 3 câu đầu có tính “trình diễn” cảm xúc về vấn đề gì đó của tác giả. 2 câu cuối là “kết” và “nghiệm”. “Cuối năm ngoái, tôi được nhà thơ Trần Quang Quý cho đọc một chùm thơ năm câu. Những bài thơ tự do được ấn định / bắt buộc khổ trên ba câu, khổ dưới hai câu. Vẫn là giọng thơ se thắt và bật sáng chữ nghĩa của Quý, nhưng bài thơ thì nén lại cho đến chữ cuối cùng để bất ngờ làm hiện ra tứ thơ ám ảnh. Tôi nghĩ trong thơ nội, thơ ngoại cổ kim thì số câu của một bài thơ nhiều ít đều đã có cả, nhưng thơ năm câu thì chưa trở thành một hình thức ổn định. Và tôi cổ vũ Quý nên tiếp tục làm thơ năm câu nhằm gây một ấn tượng riêng, biết đâu, một tập thơ năm câu sẽ tạo ra một hình thức thơ mới có sức thuyết phục cả người đọc và người viết thơ”.“Gần một năm sau, Trần Quang Quý đã viết được trên 100 bài thơ năm câu. ‘Có cả bài hay lẫn bài vừa’. Và Quý đã chọn lựa, bỏ bớt ‘bài vừa’ để làm nên tập thơ này”.“Đọc thơ năm câu của Trần Quang Quý, người đọc hẳn bất ngờ đi từ thú vị này đến thú vị khác. Khi thì gặp bài thơ được kết theo lối ‘chân đế’ nâng bổng cả ý tứ lên tầm khái quát mới lạ”, Chính nhà thơ quá cố Nguyễn Trọng Tạo khi đọc namkau của Trần Quang Quý chia sẻ và nhận xét. Nhiều nhà thơ khác đã động viên, khích lệ nhà thơ Trần Quang Quý tiếp tục dấn thân, dáng tạo, làm phong phú thêm thi đàn Việt Nam.Nhằm tạo ra một “sân chơi” mới dành cho những người làm thơ, bạn đọc yêu thơ nói chung và thơ namkau nói riêng nhà thơ Trần Quang Quý và cộng sự làm những nhà thơ thành danh và chưa thành danh xúc tiến thành lập “Câu lạc bộ thơ Namkau”. Ý định ban đầu được trình bày trên online, thông qua “Group Thơ Namkau” trên mạng xã hội.Điều bất ngờ là sau một thời gian ngắn đã có hàng trăm người khắp mọi miền đất nước làm thơ namkau và muốn tham gia CLB. Hàng trăm bài thơ của “thành viên namkau” được gửi tmootjBan Chủ nhiệm và đã được xuất bản trên “Group Thơ Namkau”. Kế hoạch biên tập, xuất bản tập thơ đầu tiên, dự định đặt tên KHAI LỘ cũng đã được chuẩn bị và ra mắt bạn đọc trong thời gian tới. Chính nhà thơ Trần Quang Quý, người “khai sinh” ra Thơ Namkau Việt đã đầu tư thời gian, trí tuệ biên tập bản thảo. Cuộc sống đã và đang vận động, thay đổi và phát triển. Chính vì thơ văn học nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng phải không ngừng vận động. Đổi mới, cách tân thi pháp là cách các nhà thơ lấy lại lòng tin, vị thế trong lòng bạn đọc hiện nay của thơ Việt NNam. Đồng thời, điều đó cũng giúp những người sáng tác tự tin hơn khi văn học Việt Nam hòa nhập với văn học các nước trong khu vực và thế giới. Nhà thơ hải ngoại nổi tiếng Du Tử Lê từng nhận định: “Lịch sử thi ca mấy nghìn năm của đất nước Việt, cũng đã cho chúng rất nhiều những câu thơ hay. Nhưng trong số đó, cũng có không ít, những câu thơ như đẹp tình cờ hiện ra trong bài thơ, như một chắp vá bất ngờ, xa lạ. Tôi muốn nói tới sự thiếu tương quan hữu cơ với toàn thể bài thơ.Ở Trần Quang Quý, với những bài thơ có trong tập “namkau” thì, không biết có phải cha đẻ của trường phái thơ namkau quy định rằng hai câu chót của bài thơ phải “tương ứng với Kết & Nghiệm” hay không (?) Mà tôi luôn thấy tính tương quan máu-thịt giữa những câu thơ ở khổ thơ thứ nhất 3 câu; và khổ thơ thứ 2, 2 câu”.“Thơ Namkau, một hình thức có thể”, chính là nhận định lạc quan của nhà thơ, nhạc sỹ tài hoa Nguyễn Trọng Tạo, lúc ông còn sống. Hy vọng “Thơ Namkau” Việt Nam sẽ có diện mạo riêng, đóng góp vào quá trình hội nhập văn học thế giới.

Nhà thơ Ngô Đức Hành

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/tho-namkau-mot-hinh-thuc-co-the-79799