Thịt lợn có 7 dấu hiệu này tuyệt đối không nên mua kẻo rước bệnh vào nhà

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, nếu gặp những loại thịt lợn dưới đây, chúng ta không nên mua về dùng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe những người thân trong gia đình.

Người xưa có câu "bệnh từ miệng mà ra" là để nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận trong việc ăn uống để có một cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt trong cuộc sốnghiện đại, việc thực phẩm nhiễm độc tố, thực phẩm bẩn đang tràn lan đến mức không kiểm soát nổi thì vấn đề này càng cần được quan tâm hơn.

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc chúng ta ta vẫn ăn hàng ngày. Nhưng bạn đừng vì chúng quá quen thuộc mà bỏ qua những "mặt trái" làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của loại thực phẩm này. Đặc biệt, dù có được chế biến thành món ăn ngon đến đâu, chị em cũng nhớ "né" xa những bộ phận tưởng không độc mà 'độc không tưởng' này ra nhé.

Khi mua thịt lợn, nếu phát hiện 7 dấu hiệu dưới đây, dù “rẻ như cho” bạn cũng chớ mua, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe những người thân trong gia đình.

Miếng thịt có lớp mỡ quá mỏng không mua

Lớp mỡ trên miếng thịt lợn dày hay mỏng có liên quan đến bộ phận trên cơ thể con vật cũng như chủng loại lợn. Thông thường, những con lợn có giống phổ thông thường có lớp mỡ dày, còn giống lợn lai tạp thì lớp mỡ khá mỏng.

Thịt lợn tăng trọng, ngoài việc tươi ngon bất thường, lớp mỡ của nó cũng rất mỏng, thường chưa dày đến 1cm.

Thịt lợn tăng trọng, ngoài việc tươi ngon bất thường, lớp mỡ của nó cũng rất mỏng, thường chưa dày đến 1cm.

Điều cần chú ý là, với loại thịt lợn tăng trọng, ngoài việc tươi ngon bất thường, lớp mỡ của nó cũng rất mỏng, thường chưa dày đến 1cm, liên kết giữa các thớ thịt lỏng lẻo. Loại thịt này khuyến cáo các bà nội trợ thận trọng, không nên mua.

Miếng thịt mà khi sờ vào thấy dính tay không mua

Trong quá trình thịt lợn biết chất, nó sẽ sản sinh ra một lượng lớn vi sinh vật, các chất chuyển hóa do vi sinh vật sản sinh ra sẽ khiến cho lớp biểu bì bị dính. Vì thế, những miếng thịt mà sờ tay vào thấy dính đồng nghĩa với việc chúng đã bị biến chất.

Miếng thịt tươi bên ngoài sẽ hơi khô hoặc nhìn hơi ướt, sờ vào có mỡ nhưng không dính tay.

Bề mặt miếng thịt không nhẵn bóng không mua

Độ nhẵn bóng trên bề mặt miếng thịt là tiêu chí quan trọng nhất để nhận biết xem miếng thịt đó có tươi ngon hay không. Một miếng thịt được đánh giá là tươi ngon khi nó đảm bảo có màu hồng nhạt hoặc màu phấn nhạt, lớp bị có màu trắng nhẵn, mềm.

Độ nhẵn bóng trên bề mặt miếng thịt là tiêu chí quan trọng nhất để nhận biết xem miếng thịt đó có tươi ngon hay không.

Ngược lại, miếng thịt ôi sẽ có màu ngả xám, nâu hoặc màu hạt dẻ đậm, khi cắt ra bên trong cũng vậy. Riêng phần bì và mỡ sẽ rỉ dịch bẩn có màu xanh nhạt. Riêng với thịt lợn bệnh, miếng thịt sẽ có màu nâu tối hoặc có lẫn máu. Phần mỡ có màu hồng đào, trên mặt cắt của miếng thịt có thể nặn ra dịch máu màu đỏ sậm.

Nếu là thịt lợn sề sẽ có mùi vị khó chịu, khó nấu chín, lớp bì dày, nhiều vết nhăn, lông to, phần thịt nạc có màu thâm.

Miếng thịt có mùi lạ không mua

Thịt một khi đã hỏng, biến chất thì trên bề mặt miếng thịt hay bên trong miếng thịt đều có mùi hôi thối. Miếng thịt tươi ngon sẽ thường có mùi thơm đặc trưng của miếng thịt.

Miếng thịt ấn vào không có tính đàn hồi không mua

Miếng thịt sở dĩ tươi ngon là nhờ kết cấu thịt liên kết chặt chẽ và có tính đàn hồi cao, dùng tay ấn lõm xuống nhưng ngay lập tức nó có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu.

Nếu như miếng thịt đã để một thời gian dài, protein và mỡ trong miếng thịt sẽ dần bị phân giải, từ đó khiến cho kết cấu các thớ thịt bị phá vỡ, điều này dẫn đến hiện tượng miếng thịt mất tính đàn hồi.Nếu là thịt lợn bị bơm nước, tính đàn hồi của miếng thịt cũng sẽ rất thấp.

Nếu là thịt lợn bị bơm nước, tính đàn hồi của miếng thịt cũng sẽ rất thấp.

Ngoài ra, nếu là thịt được xẻ ra từ con lợn nhiễm giun sán, những vùng thịt có gân mỡ như thịt vai, thịt bắp, thịt thủ… sẽ có những hạt như hạt gạo nếp (ấu trùng sán tập trung thành từng bọc), chúng ta cũng không nên mua.

Chân lông của miếng thịt có màu đỏ không mua

Khi mua thịt lợn, có thể nhổ lông lợn lên quan sát màu sắc chân lông trên miếng thịt. Nếu thấy chân lông có màu hồng, điều này cho thấy con lợn bị bệnh. Một con lợn khỏe mạnh chân lông của nó sẽ có màu trắng tinh.

Thịt có màu đốm tím

Thịt của những con lợn bệnh thường có dấu hiệu đặc trưng như da và tai lợn có đốm xuất huyết màu tím, tai lợn màu tím xanh. Nội tạng bị xuất huyết. Khi rửa thịt chuyển từ màu hồng sang nhợt nhạt và có mùi tanh thì chứng tỏ thịt đã bị thoa phẩm màu pha tiết lợn để trông đẹp mắt hơn.

Quan sát thớ thịt nếu thấy các bọc nhỏ màu trắng, giống hạt gạo xen giữa thì không nên mua vì nguy cơ cao thịt đã bị nhiễm sán.

Lúc mua thịt, bà nội trợ có thể nhờ người bán thịt cắt theo thớ dọc. Quan sát thớ thịt nếu thấy các bọc nhỏ màu trắng, giống hạt gạo xen giữa thì không nên mua vì nguy cơ cao thịt đã bị nhiễm sán.

Trong khi đó, thịt lợn tươi ngon sẽ có màu đỏ tươi, khô ráo, bề mặt hơi se lại. Khi cắt sẽ thấy miếng thịt mềm nhưng không bị nhão, có màu hống sáng. Phần mỡ lợn trắng ngà.

Bí quyết chọn thịt an toàn

Nên quan sát kỹ: theo các chuyên gia, thịt lợn không sử dụng chất tạo nạc thường có tỉ lệ mỡ giắt cao hơn (mỡ xen kẽ trong thịt nạc nhiều hơn) thịt có chất tạo nạc.

Đừng để mắt quyết định hành vi mua: đừng mua thịt heo chỉ vì màu đỏ hấp dẫn, lớp thịt nạc dày mà chỉ nên mua từ những nơi có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín từ người, cơ sở tin cậy.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thit-lon-co-7-dau-hieu-nay-tuyet-doi-khong-nen-mua-keo-ruoc-benh-vao-nha/20210309104927095