Thiết lập vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức tập huấn hướng dẫn thiết lập vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đối với các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên.

Sau khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc được ký kết, đến nay, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức tập huấn hướng dẫn thiết lập vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đối với các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên.

Theo đó, các cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, các doanh nghiệp, nông dân liên quan đến sản xuất và xuất khẩu sầu riêng được tập huấn về các quy định của Trung Quốc liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật và hướng dẫn xây dựng vườn trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang thị trường này.

Với việc xuất khẩu chính ngạch quả sầu riêng tươi sang Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 2 sau Thái Lan được tiếp cận thị trường chính thức cho quả sầu riêng tươi - loại trái cây nhập khẩu có giá trị cao tại Trung Quốc.

Với việc xuất khẩu chính ngạch quả sầu riêng tươi sang Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 2 sau Thái Lan được tiếp cận thị trường chính thức cho quả sầu riêng tươi - loại trái cây nhập khẩu có giá trị cao tại Trung Quốc.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật lưu ý, để xây dựng các vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc theo các yêu cầu của Nghị định thư, các doanh nghiệp xuất khẩu, người trồng và các cán bộ kỹ thuật cần phải nắm vững các yêu cầu về quy trình cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; lưu trữ hồ sơ; cách sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng như chương trình giám sát dư lượng và kiểm tra kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu:

"Đến nay, đã có 123 mã số vùng trồng và 57 cơ sở đóng gói sầu riêng đăng ký xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc kèm theo đó là mẫu chứng thư kiểm dịch thực vật. Theo yêu cầu của Nghị định thư, Cục đã gửi cho phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc để xem xét và đưa lên trang web chính thức của phía Trung Quốc, khi đó chỉ cần căn cứ vào những mã số vùng trồng và những doanh nghiệp nào có mã số thì tiến hành xuất khẩu quả sầu riêng sang thị trường Trung Quốc" - ông Trung cho biết.

Với việc xuất khẩu chính ngạch quả sầu riêng tươi sang Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 2 sau Thái Lan được tiếp cận thị trường chính thức cho quả sầu riêng tươi - loại trái cây nhập khẩu có giá trị cao tại Trung Quốc. Điều này mở ra cơ hội và tạo thêm “dư địa” tăng trưởng cho ngành hàng thế mạnh của Việt Nam, góp phần cải thiện thu nhập của hàng trăm nghìn nông dân, nhất là vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long./.

Minh Long/VOV1

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/thiet-lap-vung-trong-va-co-so-dong-goi-sau-rieng-xuat-khau-sang-trung-quoc-post958213.vov