Thiết kế của máy bay B-2 là gì? Tại sao không có cánh đuôi?

Để có được thiết kế không cánh đuôi đứng nhằm tăng tối đa khả năng khí động học cũng như khả năng tàng hình, máy bay ném bom B-2 Spirit của Mỹ đã phải hy sinh một vài tính năng quan trọng, đặc biệt là khả năng cơ động.

Theo đó thiết kế không có cánh đuôi đứng mà hãng Northrop Grumman phát triển cho máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit được gọi là Flying Wing - "thân cánh liền khối". Về cơ bản kiểu thiết kế này biến cánh và thân máy bay thành một khối thống nhất, giúp nó giảm tối đa phản xạ lại sóng radar. Nguồn ảnh: Tube.

Theo đó thiết kế không có cánh đuôi đứng mà hãng Northrop Grumman phát triển cho máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit được gọi là Flying Wing - "thân cánh liền khối". Về cơ bản kiểu thiết kế này biến cánh và thân máy bay thành một khối thống nhất, giúp nó giảm tối đa phản xạ lại sóng radar. Nguồn ảnh: Tube.

Đúng với tên gọi Flying Wing, kiểu thiết kế này không có phần thân, chỉ đơn giản là hai cánh cỡ lơn ghép lại với nhau ở giữa và ở phần này có một cơ cấu rỗng với khoang điều khiển và các thiết bị điện tử được lắp đặt. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hai cánh của chiếc B-2 sẽ được làm phồng ở phần tiếp giáp, tạo thành một khu vực giống với thân máy bay nhưng thực tế về lý thuyết, chiếc B-2 hoàn toàn không có phần thân, trong các tài liệu bảo dưỡng của B-2 cũng không có phần thân máy bay mà chỉ có phần khoang điều khiển, khoang bom và hai phần cánh. Nguồn ảnh: Flickr.

Điểm đặc biệt trong cách thiết kế này đó là máy bay ném bom B-2 cũng không có cánh đuôi đứng - một bộ phận cực kỳ quan trọng không thể thiếu trên bất cứ loại máy bay nào khác, kể cả máy bay dân dụng hạng nhẹ. Nguồn ảnh: USAF.

Thiếu cánh đuôi, chiếc B-2 không thể thăng bằng được theo chiều ngang so với thân máy bay. Để khắc phục điểm yếu này, các kỹ sư thiết kế đã đưa vào trong thân chiếc B-2 một con lắc cân bằng. Hệ thống con lắc này được máy tính điều khiển, cho phép nó bù được trọng lượng lệch tâm mà chiếc B-2 tạo ra khi lượn hoặc gặp gió lớn. Nguồn ảnh: Flickr.

Thiếu con lắc này, chiếc B-2 Spirit sẽ không thể bay được một cách ổn định nhưng dù có con lắc cân bằng này, chiếc B-2 cũng không thể lượn được ở góc nghiêng lớn vì khả năng bù đắp cân bằng của hệ thống này là có giới hạn và không thể bù đắp bằng được hệ thống cánh đuôi thông thường. Nguồn ảnh: Pinterest.

Được nghiên cứu và thiết kế trong thời gian những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, các trở ngại về khoa học kỹ thuật khiến B-2 không thể được trang bị một lớp vỏ hấp thụ radar để biến nó thành máy bay ném bom tàng hình. Thậm chí khi B-2 được nghiên cứu, khái niệm "máy bay tàng hình" còn chưa ra đời. Nguồn ảnh: National.

Tuy nhiên việc lựa chọn kiểu thiết kế Flying Wing này cũng đồng nghĩa với việc B-2 có thể giảm thiểu được tối đa khả năng phản xạ sóng radar của đối phương dù rằng tới nay, chưa có tài liệu nào dám khẳng định về khả năng hấp thụ radar từ phần thân của B-2 Spirit. Nguồn ảnh: Pinterest.

Được trang bị bốn động cơ phản lực loại GE F118-100, chiếc B-2 Spirit có khả năng bay được với tốc độ tối đa chỉ là Mach 0,95 kèm theo đó là khả năng cơ động bị giảm đáng kể do thiết kế không cánh đuôi đứng của nó như đã nói ở trên. Điểm đáng ngạc nhiên đó là động cơ của B-2 hoàn toàn không có khả năng đốt sau - nghĩa là động cơ của nó hoạt động không khác gì động cơ của máy bay phản lực thương mại. Nguồn ảnh: Pinterest.

Dù vậy, B-2 vẫn được xem là đỉnh cao công nghệ chế tạo máy bay và là loại máy bay có thiết kế Flying Wing đầu tiên được phục vụ với số lượng lớn trong biên chế Không quân Mỹ. Giá thành của mỗi chiếc B-2 vào khoảng 737 triệu USD theo tỷ giá năm 1997, tương đương với 2,1 tỷ USD theo tỷ giá USD năm 2018. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mời độc giả xem Video: Máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit của Không quân Mỹ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/thiet-ke-cua-may-bay-b-2-la-gi-tai-sao-khong-co-canh-duoi-1187290.html