Thiệt hại kinh hoàng của Liên Xô trong trận chiến cuối cùng ở Berlin

Tung vào trận đánh cuối cùng tổng cộng 2,5 triệu quân, Hồng quân Liên Xô đã hứng chịu tổn thất nặng nề khi muốn chiếm được Berlin càng nhanh càng tốt từ tay lực lượng tử thủ của Đức quốc xã.

Trận đánh cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ hai ở mặt trận châu Âu chiến là Trận chiến Berlin - đầu não cuối cùng của phát xít Đức. Tuy giành được chiến thắng cuối cùng thế nhưng Hồng quân Liên Xô nói riêng và quân Đồng Minh nói chung cũng hứng chịu tổn thất cực kỳ nặng nề. Nguồn ảnh: Warhistory.

Trận đánh cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ hai ở mặt trận châu Âu chiến là Trận chiến Berlin - đầu não cuối cùng của phát xít Đức. Tuy giành được chiến thắng cuối cùng thế nhưng Hồng quân Liên Xô nói riêng và quân Đồng Minh nói chung cũng hứng chịu tổn thất cực kỳ nặng nề. Nguồn ảnh: Warhistory.

Theo các số liệu được Liên Xô công khai, tổng cộng Moscow đã tung vào trận chiến này 2,3 triệu quân (có thể hơn kém khoảng 200.000). Trong số đó có cả lực lượng quân đội Ba Lan ở mặt trận phía Tây. Nguồn ảnh: Warhistory.

Ngoài ra Liên Xô còn có tổng cộng 6.250 xe tăng và pháo tự hành, 7.500 chiến đấu cơ, 41.600 khẩu pháo kéo yểm trợ cho chiến dịch này. Mặc dù vậy do Berlin là một thành phố khá chật chội, chính thức chỉ có khoảng hơn 750.000 lính Liên Xô tham chiến, phần còn lại là lực lượng dự bị bao vây bên ngoài thành phố lên tới 1,5 triệu quân. Nguồn ảnh: Warhistory.

Trong số tham chiến trực tiếp, tổng cộng có tới 81.116 lính Liên Xô và Ba Lan thiệt mạng hoặc mất tích trong chiến đấu, 280.251 lính bị thương hoặc bị bệnh tật trong toàn bộ thời gian diễn ra chiến dịch. Nguồn ảnh: Warhistory.

Thiệt hại về phương tiện chiến đấu của Liên Xô cũng khủng khiếp, lên tới 1.997 xe tăng và pháo tự hành bị tiêu diệt, 2.180 khẩu pháo kéo bị bắn hạ và 917 máy bay bị rơi do nhiều nguyên nhân, từ giao tranh cho tới tai nạn. Nguồn ảnh: Warhistory.

Thương vong của Liên Xô trong trận tử chiến này được đánh giá là quá cao, một phần là do Hồng Quân Liên Xô thiếu kinh nghiệm tác chiến trong môi trường đô thị, phần nữa là do các tướng lĩnh Liên Xô trong đó có Nguyên soái Zhukov đã quá nóng lòng muốn chiếm được Berlin trước Mỹ và các nước Đồng Minh. Nguồn ảnh: Warhistory.

Trên thực tế, áp lực chiếm được Berlin đầu tiên của ba Nguyên soái Hồng Quân cạnh tranh với nhau thậm chí còn lớn hơn việc chiếm được Liên Xô trước khi quân Mỹ tiến vào đây. Ba Nguyên soái của Hồng quân tham gia cuộc đua này bao gồm Tư lệnh Phương diện quân Belarussia số 1, Nguyên soái Konstantin Rokossovsky Tư lệnh Tư lệnh Phương diện quân Belarussia số 2 và Nguyên soái Ivan Konev Tư lệnh Phương diện quân Ukraine số 1. Nguồn ảnh: Warhistory.

Quân đội Đức đã tiến hành tử thủ, sử dụng cả trẻ em để giao tranh trên từng con phố với lính Liên Xô. Tổng cộng Đức sử dụng 36 sư đoàn tương đương 766.000 lính, 2224 máy bay và 9300 khẩu pháo trong trận chiến cuối cùng này. Ảnh: Dòng chữ trên tường có nghĩa "Berlin thuộc về nước Đức". Nguồn ảnh: Warhistory.

Ngoài 36 sư đoàn chính quy, Đức còn huy động tổng cộng 45.000 lính là trẻ em trong các đoàn thanh niên Hitler được chỉ huy bởi lực lượng cảnh sát Berlin cùng 40.000 lính dân quân tự vệ bao gồm phần lớn là cựu binh và thương binh trong quân đội Đức tham gia trận chiến này. Nguồn ảnh: Warhistory.

Đức chịu thiệt hại khủng khiếp không kém gì Liên Xô với khoảng 100.000 người thiệt mạng trong đó bao gồm cả dân thường, 220.000 người bị thương, 480.000 người - chủ yếu là cảnh sát và quân đội đầu hàng Hồng quân. Chỉ tính riêng trong nội đô Berlin có 22.000 lính Đức thiệt mạng và khoảng 22.000 dân thường Berlin cùng chung số phận. Nguồn ảnh: Warhistory.

Trong trận chiến Berlin, thành phố này cũng đã bị phá hủy gần như hoan toàn. Tổng cộng 80% diện tích của Berlin đã bị hỏa lực của Đồng minh san phẳng, 20% còn lại chủ yếu là các... công trình ngầm dưới mặt đất may mắn còn nguyên vẹn vì thời này chưa có bom xuyên. Nguồn ảnh: Warhistory.

Mặc dù thủ đô bị tàn phá, Đức vẫn phải chịu khoản bồi thường chiến phí cho phe thắng trận lên tới 23 tỷ USD. Số tiền này được Đức trả dần qua các năm cho các nước thuộc phe Đồng Minh nhưng tới năm 1953 Đức dừng chi trả cho Liên Xô. Nguồn ảnh: Warhistory.

Quá trình tái thiết và xây dựng lại Berlin sau này là một cực hình không chỉ với người dân Berlin mà với toàn người dân Đức khi đất nước này bị chia đôi suốt gần nửa thế kỷ sau cuộc chiến. Nguồn ảnh: Warhistory.

Mời độc giả xem Video: Hàng rào Magiot của Quân đội Pháp "nổi tiếng" vô dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/thiet-hai-kinh-hoang-cua-lien-xo-trong-tran-chien-cuoi-cung-o-berlin-1219069.html