Thiên nhiên kỳ thú: Thực vật giết người của Việt Nam

Thực vật cũng có thể giết chết người do chứa các độc tính cực nguy hiểm, đây là thứ vũ khí giúp chúng tự vệ ngoài thiên nhiên hoang dã.

Loài thực vật nguy hiểm có thể giết chết người đầu tiên kể đến là cây Củ Chi, một thời mọc tràn lan ở vùng đất nằm phía Tây Bắc Sài Gòn. Loài này có độc tính cao, được xếp vào loại độc dược hạng A.

Loài thực vật nguy hiểm có thể giết chết người đầu tiên kể đến là cây Củ Chi, một thời mọc tràn lan ở vùng đất nằm phía Tây Bắc Sài Gòn. Loài này có độc tính cao, được xếp vào loại độc dược hạng A.

Độc tính cây Củ Chi xếp vào hàng đầu, không thuốc nào giải độc được. Thân, lá, rễ, quả, hạt cái nào cũng độc, ăn vào một chút xíu là cứng lưỡi, cứng người chết ngay tức khắc. Tuy nhiên, nếu Củ Chi được sử dụng với một liều lượng nhất định thì có thể trị bệnh đau nhức rất hiệu quả. Ảnh: Hạt cây Củ Chi.

Cây lá ngón, có tên khoa học là Gelsemium elegans, được mệnh danh là thần chết được báo trước. Đó là loài cây có hoa chùm màu vàng rực rỡ rất đẹp và hấp dẫn, tuy nhiên có thể gây chết người nếu ai đó vô tình bẻ lá hoặc bẻ cành (do chất độc sẽ dính lên tay chân nơi có các vết thương hoặc vô tình tiếp xúc với đồ ăn, miệng).

Cây lá ngón thường xuất hiện trên các cánh rừng của Việt Nam, ở độ cao 200m đến 2000m. Độc tính của lá ngón có thể gây ra các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, sau đó nạn nhân mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

Cây trúc đào, có tên khoa học là Nerium oleander. Loài cây này có chứa các chất cực độc như Oleandrin, Neriin. Chỉ cần chạm vào cây hoặc nuốt phải thì cũng có thể bị ngộ độc, gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê.

Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay cận kề tử vong.

Sinh vật có thể giết người nữa là cây sơn, có tên khoa học là Rhus succedanea, có nhiều ở vùng Thanh Sơn, Phú Thọ và cũng mọc tự nhiên ở trong rừng Việt Nam. Cây có độc và rất nguy hiểm với nhiều người.

Chất laccol trong cây sơn gây kích thích dị ứng mạnh đối với da. Nhiều người chỉ đi ngang qua cây, ngửi thấy hơi sơn, đun củi có lẫn cây sơn thì đã bị lở sơn, khiến mặt sưng lớn, tạo các nốt mụn màu đỏ và cảm giác bỏng rát, khó chịu.

Cây sui, hay còn gọi là cây thuốc bắn, có tên khoa học là Antiaris toxicaria, là loài cây độc tố khủng khiếp nhất ở Việt Nam. Khi nhựa cây ngấm vào người thì bất kỳ loài động vật nào cũng gặp tử thần nhanh nhất. Nhựa dính vào mắt sẽ gây mù lòa.

Nhựa của loài cây sui thường dùng để tẩm vào mũi tên để săn thú rừng, khi mũi tên trúng đích thì có thể giết chết cả một người hay con bò rừng, với các triệu chứng như cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim. Người nhão, mềm, mắt nhắm nghiền và mặt xanh tái.

Loài cây ngót nghẻo, có tên khoa học là Gloriosa superba, là loài thực vật có hoa đẹp rực rỡ nhưng độc tính cao. Chúng xuất hiện ở các dãy núi cao mà ở các khu rừng ngập mặn ven biển Việt Nam.

Cây ngót nghẻo có chứa chất độc colchicin, superbine, glucosine. Theo các nhà khoa học, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng đủ gây chết rất nhanh. Người ngộ độc cây ngót nghẻo có triệu chứng đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới trụy tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu.

Loài thực vật giết người đáng sợ được kể đến ở đây là cây sừng trâu, có tên khoa học là Strophanthus caudatus. Đây là loài có hoa rất đẹp, quả có hình như những chiếc sừng trâu và độc tính mạnh.

Ngộ độc cây sừng trâu khiến người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và rối loạn nhịp tim, lúc nhanh, lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ.

Cây bồng bồng, có tên khoa học là Calotropis gigantea, là loài thực vật có hoa to, đẹp và mọc rất nhiều ven đường này ở khắp nơi thuộc các tỉnh miền Trung. Nhựa mủ của cây có thể gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. nếu liều cao có thể gây ra các triệu chứng gây sốt, nổi ban khắp người và sức yếu sẽ gây ép tím, ngủ lịm, khó thở.

Tuy có độc tính cao, nhưng đây cũng là cây thuốc, có thể dùng chữa kiết lỵ nhẹ, đắp trị viêm khớp, đắp lên các ghẻ mụn, các vết loét, lậu, giang mai. Trộn với mật ong dùng để đắp lên các mụn loét trong miệng.

Lưu Thoa (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/thien-nhien-ky-thu-thuc-vat-giet-nguoi-cua-viet-nam-433305.html