Thị trường sách giáo khoa mới- Tránh tình trạng lợi ích nhóm

Nếu không tách rời các khâu của quá trình làm SGK thì chắc chắn thị trường SGK mới sẽ hỗn loạn và khó tránh khỏi lợi ích nhóm.Việc chỉ có 1 sách giáo khoa nhưng lại có hàng chục, thậm chí là hàng trăm cuốn tài liệu tham khảo đi kèm như hiện nay là 1 vấn nạn.

Nhiều ý kiến cho rằng hiện trạng thiếu sách hay việc quá lãng phí như hiện nay chính là hệ lụy của tình trạng độc quyền. Điều này không chỉ dẫn đến nảy sinh nhiều tiêu cực mà nó kìm hãm sự phát triển. Ở các nước, quản lý nhà nước chỉ ban hành chuẩn chương trình, những cái lõi, khung, chính của chương trình. Còn các trường, cơ sở giáo dục, địa phương từ chuẩn đó có quyền xây dựng thành các chương trình cụ thể. Từ chương trình cụ thể đó sẽ viết SGK. Viết SGK là việc của các tác giả, nhà nước không “bao cấp” viết SGK như Việt Nam.Việc chỉ có 1 sách giáo khoa nhưng lại có hàng chục, thậm chí là hàng trăm cuốn tài liệu tham khảo đi kèm như hiện nay là 1 vấn nạn. Vấn nạn này không chỉ gây khó kiểm soát về mặt chất lượng mà còn triệt tiêu khả năng sáng tạo của học sinh và giáo viên. Tài liệu tham khảo văn mẫu chính là 1 ví dụ điển hình.

Để tránh độc quyền hay lợi ích nhóm thì cần thiết phải phải công khai hóa quy trình để xã hội giám sát. Cùng với đó hội đồng thẩm định SGK, cần độc lập, minh bạch. Tuyển chọn những người không có mối quan hệ với bên xuất bản và phải có quy chế, quy định khi tham gia vào hội đồng thì không được tham gia xuất bản SGK hoặc thành viên tuyển chọn SGK./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/thi-truong-sach-giao-khoa-moi-tranh-tinh-trang-loi-ich-nhom