Thị trường là khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có báo cáo giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại tố về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch năm 2025.

Trong số 215 ý kiến phát biểu tại tổ có nhiều vị đại biểu cho rằng doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Trong ảnh: Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) phát biểu tại tổ.

Trong số 215 ý kiến phát biểu tại tổ có nhiều vị đại biểu cho rằng doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Trong ảnh: Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) phát biểu tại tổ.

Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là thị trưởng, theo khảo sát xu hướng kinh doanh doanh nghiệp tháng 9/2024 của Tổng cục Thống kê, trên 50% doanh nghiệp được khảo sát gặp khó khăn từ thị trường trong nước và áp lực cạnh tranh trên thị trường.

Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại báo cáo giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại tố (ngày 26/10) về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch năm 2025.

Báo cáo được gửi tới các vị đại biểu Quốc hội trước thềm phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế, xã hội sáng 4/11.

Tại phiên thảo luận tổ, một trong những vấn đề được đại biểu đề nghị là phân tích, làm rõ tình hình doanh nghiệp rút lui khòi thị trường; những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay; giải pháp phát triển doanh nghiệp trong nước.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tính chung 9 tháng năm 2024, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 163,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 9 tháng năm 2024 là 86,9 nghìn doanh nghiệp. Phần lớn là doanh nghiệp có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm với 36,7 nghìn doanh nghiệp (chiếm 42,3%); quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng) với 77,7 nghìn doanh nghiệp (chiếm 89,5%).

Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thế trong 9 tháng năm 2024 là 61,5 nghìn doanh nghiệp, chủ yếu có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng với 53,4 nghìn doanh nghiệp (chiếm 86,8%).

Số doanh nghiệp giải thế trong 9 tháng năm 2024 là 15,4 nghìn doanh nghiệp, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện khảo sát doanh nghiệp hằng tháng. Qua đó, cho thấy các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn, thách thức, trong đó thị trường là khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay, Bộ trưởng cho hay.

Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trên 50% doanh nghiệp được khảo sát gặp khó khăn từ thị trường trong nước và áp lực cạnh tranh trên thị trường, báo cáo nêu tiếp khó khăn nhưsức cầu trong nước phục hồi chậm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015- 2019; tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (nếu loại trừ yếu tố giá) chưa có nhiều chuyển biến rõ nét.

Thị trường bất động sản mặc dù đã có chuyển biến nhưng còn khó khăn; các vấn đề pháp lý tồn đọng của một số doanh nghiệp, dự án đầu tư chưa được giải quyết dứt điếm, dẫn đến nguồn lực đầu tư chưa được khai thác hiệu quả.

Xuất khẩu dự báo có thể khó khăn hơn trong thời gian tới do tình hình thế giới khó lường, nhiều rủi ro, đặc biệt là xung đột quân sự tại Trung Đông, Ukraina...; việc điều chỉnh chính sách của một số nước lớn, đối tác quan trọng của Việt Nam. Ngoài ra, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, tăng trưởng sức mua tại các thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU... chậm lại, thậm chí có rủi ro suy giảm. Hàng rào bảo hộ thương mại, áp thuế chống bán phá giá của các nước lớn gia tăng; các quy định mới về phát thải các-bon, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ rừng... chuấn bị có hiệu lực.

Áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa trên thị trường thế giới và trong nước gia tăng, đặc biệt là từ các nước có cơ cấu sản xuất, xuất khẩu tương đồng với Việt Nam.

Khó khăn của doanh nghiệp còn bởi thể chế, pháp luật mặc dù đã được quan tâm, chỉ đạo, tập trung tháo gõ, vướng mắc, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc, bất cập, chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển. Tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật chưa được khắc phục triệt để.

Việc phân cấp, phân quyền, cắt giảm một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh... trong một số lĩnh vực còn chưa triệt để; công tác thực thi có lúc, có nơi còn chưa thống nhất. Một số cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chậm được triển khai, hiệu quả chưa cao.

Bên cạnh đó, một bộ phận doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. Tăng trưởng tín dụng mặc dù có chuyển biến nhưng chưa được như kỳ vọng. Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản năm 2024 lớn. Nhiều dự án bị đình trệ, chậm tiến độ làm nguồn lực xã hội lớn, của cả tư nhân và Nhà nước bị tồn đọng trong các dự án, đất đai, trong khi doanh nghiệp bị thiếu nguồn lực để tiếp tục mở rộng đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Bộ trưởng nêu rõ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp, chính sách để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2025 đã đưa ra nhiều giải pháp, chính sách có tính tổng thể, toàn diện để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong nước.

Trong đó nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp, như tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thế chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ tiếp tục xác định thể chế là “đột phá của đột phá”, tập trung cao độ, ưu tiên tối đa thời gian và nguồn lực cho công tác hoàn thiện thế chế theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm. Cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. Rà soát, sửa đổi các điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không phù hợp với thực tế, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng hồi âm đại biểu Quốc hội.

Giải pháp nữa được Bộ trưởng nêu là tiếp tục thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp, chính sách về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh. Rà soát, tổng kết, nghiên cứu triển khai chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí (trong trường hợp cần thiết) để hỗ trợ doanh nghiệp; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả để duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, điều hành tỷ giá phù họp với tình hình thị trường và thúc đẩy tín dụng cho nền kinh tế; tiếp tục triển khai hiệu quả các gói 60 nghìn tỷ đồng cho vay lâm sản, thủy sản, gói 140.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội...

Nguyễn Lê

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/thi-truong-la-kho-khan-lon-nhat-doi-voi-doanh-nghiep-hien-nay-d229064.html