Thị trường dầu mỏ thế giới tiến tới mức 90 USD/thùng tác động mạnh nhóm dầu khí tại TTCK Việt Nam

Các quốc gia khối OPEC chưa đủ năng lực khai thác bổ sung lượng dầu đã đăng ký tăng thêm hồi tháng đầu tháng 1/2022 sau phiên họp của khối, xung đột vùng Trung Đông tiếp tục diễn ra đã khiến giá dầu leo thang và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhóm ngành dầu khí tại TTCK Việt Nam.

Giá dầu mỏ tiếp tục tăng không ngừng vào những ngày đầu tuần thứ 3 của tháng 1/2002 bởi một cuộc không kích làm chết 03 người nhằm vào nhà sản xuất lớn của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và dự báo tiêu thụ mạnh mẽ từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), khiến dữ liệu tồn kho hàng tuần của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) thu hút được sự chú ý của thị trường dầu mỏ.

OPEC vẫn giữ nguyên dự báo về sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu dầu thế giới vào năm 2022 bất chấp biến thể Omicron và kỳ vọng tăng lãi suất của Hoa Kỳ. Những yếu tố lâu nay thị trường sử dụng làm đòn bẩy để đưa dầu thô đạt mục tiêu đầu tiên là 90 USD/thùng.

Giá dầu thô ban đầu mất 20% giá trị ngay sau khi biến thể Omicron được phát hiện vào tháng 11/2021. Giá dầu mỏ đã tăng trở lại do tình trạng thiếu đầu tư và ngừng hoạt động khiến một số nhà sản xuất trong OPEC không thể bơm hết công suất cho phép của họ theo thỏa thuận tăng thêm 400.000 thùng mỗi ngày mỗi tháng.

Nếu căng thẳng địa chính trị hiện tại tiếp tục và các thành viên của Tổ chức các nước xuất nhập khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC +) không thể cung cấp mức tăng 400.000 thùng mỗi ngày, kết hợp với triển vọng kỹ thuật mạnh mẽ có thể đẩy giá về mốc 100 USD/thùng.

Giàn khoan tự nâng PVD Drilling VI (nguồn ảnh: IT)

Giàn khoan tự nâng PVD Drilling VI (nguồn ảnh: IT)

Bản cập nhật hàng tuần về hàng tồn kho dầu mỏ dự trữ từ EIA sẽ được công bố vào thứ Năm, là mảnh ghép cuối cùng về nhu cầu đối với dầu trong thời gian tới. Sau hai tuần liên tiếp có lượng xăng tăng mạnh, EIA có thể báo cáo một lượng giảm đáng kể, có thể hỗ trợ thêm đà tăng cho thị trường.

Nhưng ngay cả khi EIA đưa ra một tập dữ liệu tiêu cực khác, động lực đi lên của dầu có thể sẽ không giảm khi các ngân hàng Phố Wall từ Goldman Sachs (Ngân hàng đầu tư đã quốc gia The Goldman Sachs Group,Inc) đến Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Bank of America Corporation (Bank of America), đều cùng nhận định mức giá 90 USD/thùng và cao hơn nữa.

Bên cạnh sự hỗ trợ thông tin trên thị trường quốc tế thị trường trong nước cũng mang đến tin tức tích cực khi kích hoạt hoạt động khai thác dầu mỏ tại Lô B - Ô Môn. Là một trong những dự án khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn. PV GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam), PVD (Công ty Cổ phần Khoan và dịch vụ Dầu khí) và PVS (Công ty Cổ phần dịch vụ dầu khí Việt Nam PTSC) là những nhà đầu tư chủ chốt cho đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (chiếm 51% tổng mức đầu tư) sẽ là đơn vị hưởng lợi chính từ dự án này.

Giá dầu mỏ thế giới tăng tác động mạnh mẽ nhất lên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhóm dầu mỏ được giao dịch với khối lượng lớn: PV-GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam) có lúc tăng đến 1.7% thị giá tương đương 108.900 đồng/cổ phiếu hiện giữ mức tham chiếu 107.000 đồng/cổ phiếu, PLX (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) tăng 0.2% thị giá 54.100 đồng/cổ phiểu tiếp tục là trụ đỡ sau nhóm ngân hàng giúp chỉ số VN30 giữ được sắc xanh tăng 3,85 điểm sau những phiên sóng gió đầu tuần.

Các cột mốc chính của dự án lô B Ô Môn theo kỳ vọng của VNDirect, chuỗi dự án đầu tiên sẽ được khởi công vào nửa cuối năm 2022 và đón dòng khí đầu tiên vào năm 2025.

PVS (Công ty Cổ phần dịch vụ dầu khí Việt Nam PTSC) đã chứng tỏ được khả năng của mình trong việc xây lắp các dàn khoan dầu khí ở cả thị trường trong nước và nước ngoài như dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt, hay dự án Gallaf tại Qatar. Và các đơn vị cung cấp dịch vụ khác như: PVT (Công ty Cổ phần vận tải Dầu khí) tăng 1.7% thị giá 21.700 đồng/cổ phiếu, PVB (Công ty Cổ phần bọc ống Dầu khí Việt Nam) tăng 0.5% thị giá 18.400 đồng/cổ phiếu, PVC (Tổng Công ty Hóa chất và dịch vụ Dầu khí) tăng 0.7% thị giá 15.100 đồng/cổ phiếu.

Những đơn vị khác của tập đoàn dầu khí có thông tin tích cực về kết quả kinh doanh và chia cổ tức như: DPM (Tổng Công ty Hóa chất và Phân bón Dầu khí tăng 2.6% thị giá 43.000 đồng/cổ phiếu sau phiên tăng trần ngày hôm qua, DCM (Công ty Cổ phần Hóa Chất Phân bón Cà Mau) tăng 1% thị giá 29.400 đồng/cổ phiếu.

Những doanh nghiệp được hưởng lợi từ dự án phát triển mỏ khí và đường ống dẫn khí theo các mốc thời gian (Nguồn từ Công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT)

Điểm tích cực cho chuỗi dự án lô B Ô Môn sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thay thế Nghị định 56/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện Ô Môn III.

Theo đó, các chuyên gia phân tích kỳ vọng dự án thượng nguồn sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng vào cuối quý II/2022 sau khi Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư cho Ô Môn III trong quý II, tạo tiền đề cho toàn chuỗi dự án Lô B - Ô Môn khởi công trong nửa cuối năm nay.

Kỳ vọng vào thông tin tích cực từ quốc tế và trong nước tiếp tục mang đến cho nhà đầu tư vào nhóm dầu khí có thể mang tới lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư với tầm nhìn trung dài hạn khi kết thúc năm tài chính 2022.

Giang Sơn

Nguồn CL&XH: https://conglyxahoi.net.vn/doanh-nhan-doanh-nghiep/thi-truong-dau-mo-the-gioi-tien-toi-muc-90-usdthung-tac-dong-manh-nhom-dau-khi-tai-ttck-viet-nam-107036.html