Thị trường chứng khoán Mỹ có thể rớt thêm 15% kể từ vùng đáy tháng 3

Đối với thị trường chứng khoán, đặc biệt thị trường của những nước phát triển có thể sẽ có mức đáy mới trong thời gian tới mặc dù thị trường đang cho thấy khả năng hồi phục và nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận trong giai đoạn Covid-19 diễn ra trong nhịp hồi phục lần này, theo một chiến lược gia nói với CNBC trong tuần này.

Chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh trong đầu tháng 4 khi chính phủ công bố các chính sách hỗ trợ nền kinh tế trong khi thị trường chứng khoán châu Âu cũng thoát khỏi vùng đáy trong tháng 3.

Theo Mark Jolley, chiến lược gia tại CCB International Securities, không chắc chắn đà hồi phục này có thể tồn tại trong bao lâu, đồng thời đưa ra cảnh báo rằng thị trường chứng khoán vẫn có khả năng sẽ giảm khoảng 15% so với mức đáy trong thời gian vừa qua.

Mark Jolley cho rằng, khả năng phục hồi của thị trường đang phụ thuộc vào niềm tin của thị trường chứng khoán đối với các biện pháp hỗ trợ của ngân hàng trung ương và chính phủ, bên cạnh đó, S&P 500 khó có khả năng đạt được một mức P/E forward cao tại thời điểm mà lợi nhuận của doanh nghiệp suy giảm.

“Quan điểm của tôi là thị trường đang củng cố cho một thị trường con gấu”, theo Mark Jolley nói với CNBC trong chương trình “Capial Connection”.

“Vấn đề hiện tại là ngân hàng trung ương không thể dừng được trình trạng yếu kém trong tăng trưởng kinh tế và sự sụt giảm mạnh mẽ trong lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như sự vỡ nợ của các trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới mặc dù đã đưa ra những chính sách kích thích kinh tế mạnh mẽ”, Mark Jolley nói thêm.

Bên cạnh đó, “áp lực giá dầu giảm vẫn còn rất lớn. Điều này đã làm thay đổi đáng kể tâm lý của thị trường đặc biệt trong tuần này”, theo Vandana Hari, nhà sáng lập Vanda Insights.

Trong thời gian hiện tại, mặc dù có sự cắt giảm trong sản lượng, việc thiếu không gian dự trữ dầu tiếp tục là thách thức cho giá dầu trong thời gian tới. Điều này thậm chí có thể đưa hợp đồng tháng 6 của giá dầu WTI đang quanh 15 USD/thùng về mức âm, theo các nhà phân tích.

Theo một nghiên cứu của ANZ vào ngày thứ Năm (23/5), Tổng thống đã ra lệnh cho hải quân bắn hạ các pháo hạm của Iran có thể là một khởi đầu kỳ vọng cho sự hồi phục của giá dầu. Nhưng vấn đề chính của giá dầu vẫn là nhu cầu sụt giảm mạnh và hàng tồn kho tăng.

Mặt khác, “Thị trường kỳ vọng trong tương lai hoạt động như thế nào đều phụ thuộc vào sự hưng phấn của giới đầu tư”, Mark Jolley nhận định và cho biết, thị trường Hong Kong (Trung Quốc) là một ví dụ về mức giá hiện tại gần về với mức thấp trong năm 2008 dựa trên tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách (P/B) và có thể kiểm định lại vùng giá thấp đó.

Các thị trường khác có thể giảm sâu hơn một chút, đặc biệt là các thị trường phát triển và ở khu vực châu Âu và Mỹ. Ông Mark Jolley nói: “Tôi nghĩ thị trường có thể giảm thêm 10% đến 15% so với mức giá thấp mà chúng ta đã thấy”.

Vũ Duy Bắc / Theo báo chí nước ngoài

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/thi-truong-chung-khoan-my-co-the-rot-them-15-ke-tu-vung-day-thang-3-post238062.html