Thị trấn bí mật được giữ kín tốt nhất của Pháp

Thị trấn Bonifacio quyến rũ nằm trên cheo leo trên vách đá vôi, bên dưới là sắc xanh ngọc của Địa Trung Hải.

Được biết đến với cái tên là “Thành của Vách đá”. Bonifacio nằm trên bờ biển phía nam của Corsica, ngăn cách với đảo Sardinia của Ý bởi eo biển Bonifacio dài 11 km được đặt theo tên của thị trấn. Hai hòn đảo đã từng được nối với nhau nhưng núi lửa hoạt động đã tách chúng ra để lại những mảnh đá granit khổng lồ trong làn nước xanh.

Nằm ở vị trí cao trên một vách đá vôi trắng ở bờ biển phía nam Corsica, Bonifacio được coi là bí mật được giữ kín tốt nhất của Pháp.

Nằm ở vị trí cao trên một vách đá vôi trắng ở bờ biển phía nam Corsica, Bonifacio được coi là bí mật được giữ kín tốt nhất của Pháp.

Bonifacio được ngăn cách với đảo Sardinia của Ý bởi eo biển Bonifacio dài 11 km, lấy tên từ thị trấn cổ.

Bunifaziu, theo như người dân địa phương gọi là thị trấn lâu đời nhất của Corsica nằm ở mũi cực nam của Corsica.

Thị trấn hẻo lánh có một thành cổ, những con hẻm lát đá cuội tự nhiên ở bến cảng, những ngôi nhà đầy màu sắc và những bãi biển tuyệt đẹp.

Cách tốt nhất để khám phá “Thành của Vách đá” là đi bằng đường biển và Bonifacio nằm gần nhiều bãi biển hàng đầu của Corsica.

Du khách có thể đi thuyền đến các hang động gần đó và khám phá quần đảo Lavezzi xinh đẹp.

Bãi biển Piantarella nổi tiếng với đầm phá hùng vĩ cũng như những cơn gió mạnh, đã khiến nơi đây trở thành địa điểm lướt ván buồm nổi tiếng.

Vùng biển xung quanh thị trấn rải rác xác tàu cướp biển và tàu cổ, phù hợp với những người yêu thích lặn biển.

Mặc dù nơi đây là một phần của Pháp nhưng thị trấn mang nhiều cảm giác Ý hơn và người dân địa phương thậm chí còn nói bằng phương ngữ bao gồm cả Ý và Pháp.

Bonifacio không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi du lịch. Đây vẫn là một nơi ẩn náu đầy hoang sơ và yên tĩnh dành cho du khách.

Được xây dựng vào khoảng năm 830 SCN, nó thường được gọi “Thành của Vách đá”.

https://dulich.petrotimes.vn/

Trúc Quỳnh

Nguồn PetroTimes: https://dulich.petrotimes.vn/thi-tran-bi-mat-duoc-giu-kin-tot-nhat-cua-phap-600966.html