Thi thể xếp hàng dài ở hiện trường sập mỏ ngọc làm 113 người chết

Mưa lớn ngày 2/7 khiến bùn thải trên miệng mỏ đá quý ở Myanmar sập xuống làm 113 người thiệt mạng. Gần 100 người vẫn đang mất tích do công tác cứu hộ gặp khó khăn.

 Vào khoảng 6h30 sáng 2/7 giờ địa phương, thảm họa lở đất chết người đã xảy ra tại mỏ ngọc ở thị trấn Hpakant của Myanmar giáp biên giới Trung Quốc. Theo người dân địa phương, khoảng 200 người đã bị chôn vùi. Ảnh: AFP.

Vào khoảng 6h30 sáng 2/7 giờ địa phương, thảm họa lở đất chết người đã xảy ra tại mỏ ngọc ở thị trấn Hpakant của Myanmar giáp biên giới Trung Quốc. Theo người dân địa phương, khoảng 200 người đã bị chôn vùi. Ảnh: AFP.

Đến 12h, ít nhất 113 thi thể đã được tìm thấy. Một lượng lớn người đã được huy động để tham gia cứu hộ. Tuy nhiên, mưa lớn khiến công tác cứu hộ gặp khó khăn. Ảnh: Sở cứu hỏa Myanmar.

Ngoài 113 người tử vong trong vụ sạt lở, có thêm khoảng 100 người khác mất tích khi khối bùn thải ở mỏ ngọc bích đổ sập xuống hố mở gây ngập lụt trong mỏ, theo New York Times. Ảnh: Sở cứu hỏa Myanmar.

"Bây giờ chúng tôi đã tìm thấy hơn 100 thi thể", ông Tar Lin Maung, một quan chức của bộ thông tin ở địa phương nói với Reuters qua điện thoại. "Các thi thể khác vẫn còn trong bùn. Số người chết dự kiến còn tăng lên". Ảnh: Sở cứu hỏa Myanmar.

Ông Maung Khaing, một thợ mỏ 38 tuổi chứng kiến vụ tai nạn, cho biết ông thấy một đống bùn thải cao chót vót sắp sụp đổ và chuẩn bị chụp ảnh thì nghe mọi người hét lên "Chạy đi". "Trong vòng một phút, những người ở dưới chân đồi biến mất", ông nói với Reuters qua điện thoại. "Tôi vẫn còn nổi da gà. Có nhiều người mắc kẹt trong bùn và kêu cứu nhưng không ai có thể giúp họ". Ảnh: Sở cứu hỏa Myanmar.

Tai nạn sập mỏ thường xuyên xảy ra ở khu vực khai thác đá quý của bang Kachin. Tháng 4/2019, một vụ sập mỏ đã khiến hơn 60 người thiệt mạng. Trước đó, vào năm 2015, ít nhất 120 người đã bị chôn vùi sau một vụ sập mỏ tương tự. Ảnh: Sở cứu hỏa Myanmar.

Có hơn 600 khu vực khai thác mỏ ở bang Kachin, nhiều khu vực trong số đó hoạt động bất hợp pháp. Bộ Tài nguyên và Môi trường Myanmar đã ban hành một thông báo vào ngày 26/6, yêu cầu dừng các hoạt động khai thác mỏ ngọc lục bảo tại Kachin từ ngày 1/7-30/9. Do đó, khu mỏ bị sập này có thể đang khai thác bất hợp pháp. Ảnh: Sở cứu hỏa Myanmar.

Myanmar bán phần lớn ngọc khai thác được cho Trung Quốc và giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng 68% lên 761,4 triệu USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 4/2018, theo Bloomberg. Ảnh: AP.

Lợi nhuận đã thu hút những người khai thác mỏ trái phép. Nhiều người trong số họ thường bỏ qua các cảnh báo an toàn trong khi gia nhập ngành công nghiệp này. Ảnh: AP.

Bang Kachin nằm ở cực bắc của Myanmar, giáp với Trung Quốc và Ấn Độ, là một bang giàu tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, khu vực này đã bị tàn phá bởi các cuộc giao tranh giữa quân đội và những nhóm nổi dậy người dân tộc. Các khu vực khai thác đá quý nhiều lợi nhuận đa phần vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Myanmar. Ảnh: Sở cứu hỏa Myanmar.

Sóng bùn cao hàng mét ở nơi xảy ra vụ sập mỏ ngọc bích tại Myanmar Đất đá từ mỏ đổ xuống hồ đã tạo ra những con sóng bùn cao hàng mét, sau vụ sập mỏ ngọc bích ở miền Bắc Myanmar ngày 2/7. Ít nhất 113 thi thể đã được tìm thấy.

Như Trần

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/thi-the-xep-hang-dai-o-hien-truong-sap-mo-ngoc-lam-113-nguoi-chet-post1102026.html