Thêm một quốc gia tham gia vào dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của châu Âu

Dự án nghiên cứu chế tạo tiêm kích thế hệ thứ 6 của Anh đã bất ngờ có thêm một thành viên mới.

Dự án nghiên cứu chế tạo tiêm kích thế hệ thứ 6 của Anh đã bất ngờ có thêm một thành viên mới.

Dự án nghiên cứu chế tạo tiêm kích thế hệ thứ 6 của Anh. Ảnh minh họa.

Dự án nghiên cứu chế tạo tiêm kích thế hệ thứ 6 của Anh. Ảnh minh họa.

Công ty Saab của Thụy Điển đã ăn mừng sự ra nhập của mình vào dự án của Anh chế tạo chiếc máy bay tấn công thế hệ thứ 6. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo công ty trước tiên quan tâm tới những mục đích khác trong tương lai gần.

Tổng giám đốc Saab, ông Hokan Bushe, gọi tương lai nghiên cứu hợp tác ý tưởng thiết kế Tempest của Anh chỉ là một trong những kết quả có thể đạt được của cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng hai nước diễn ra hôm 18/7 vừa qua.

Theo lời của ông Bushe, “chú chim vành khuyên trong tay áo” sẽ là việc Saab tham gia vào những nghiên cứu tương lai mà có thể giúp nâng cao hiệu quả chính máy bay tiêm kích Gripen E của mình. Những khả năng hiện nay của chiếc máy bay “phụ thuộc đến 75% vào phần mềm”. Nó, theo lời ông Bushe, mang tới những khả năng mới, mà không cần các thay đổi đáng kể về thiết bị. “Chúng tôi cần các dự án; chúng tôi cần những thách thức mới”, ông Bushe phát biểu tại cuộc họp báo về thỏa thuận mới.

Thông tin về việc Thụy Điển sẵn sàng tham gia Tempest, một kế hoạch tham vọng của Vương quốc Anh về việc chế tạo chiếc máy bay quân sự thế hệ thứ 6 đến năm 2040, đã xuất hiện một vài tuần trước. Tuy nhiên, tuyên bố mới nhất về thỏa thuận hợp tác được các bộ quốc phòng hai nước đưa ra không chỉ liên quan tới chương trình này, mà cả hợp tác công nghệ nói chung.

Mặc dù trong tuyên bố của Bộ Quốc phòng Anh có nhắc tới “chương trình phối hợp phát triển và mua sắm của không quân” như là mục tiêu, việc mô tả bản ghi nhớ song phương bởi chính phủ Thụy Điển mang ý nghĩa lảng tránh nhiều hơn.

“Biên bản ghi nhớ là điểm xuất phát để các nước phân tích những điều kiện hợp tác sâu hơn trong lĩnh vực phát triển các tính năng triển vọng của những máy bay chiến đấu, bao gồm cả công tác nghiên cứu trong tương lai JAS 39 Gripen”, những người Thụy Điển tuyên bố.

Biên bản không đề cập tới các trách nhiệm mang tính dài hạn giữa hai nước. Nó cũng không phải là rào cản để hai nước tiến hành các cuộc nghiên cứu tương tự với những đối tác khác.

Tuyên bố mới nhất này đáng chú ý bởi vì Tempest không phải là nỗ lực duy nhất nhằm chế tạo chiếc tiêm kích thế hệ thứ 6 tại châu Âu. Đức và Pháp đã khởi động chương trình của mình mà được biết tới như Future Combat Air System. Các nước tham gia đã giới thiệu mô hình ý tưởng của chiếc máy bay tại triển lãm hàng không ở Paris hồi tháng 6. Trong khuôn khổ một buổi lễ đặc biệt, họ cũng đã chính thức đón nhận Tây Ban Nha với vai trò thành viên của nhóm thiết kế.

Ông Bushe khẳng định rằng, Thụy Điển cũng là đối tác rất tiềm năng đối với Anh. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng, còn nhiều vấn đề trong liên minh Anh-Thụy Điển vẫn cần phải giải quyết. Hiện nay, chúng đang được nghiên cứu, “lộ trình” giải quyết những vấn đề này sẽ được đưa ra vào đầu năm 2021.

Trong khi đó, Thụy Điển nhấn mạnh rằng họ muốn tham gia vào mọi nghiên cứu công nghệ mà người Anh sẽ tiến hành đối với Tempest dưới sự trợ giúp của người Mỹ.

NAM HIẾU (Theo topwar.ru)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/them-mot-quoc-gia-tham-gia-vao-du-an-may-bay-chien-dau-the-he-thu-6-cua-chau-au-a285765.html