Thêm bằng chứng cho thấy Nga không liên quan trong vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal

Số liệu của OPCW cho thấy, trong vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal, một chất độc có độ tinh khiết cao đã được sử dụng, điều này chứng minh rằng đó không phải là Novichok.

Theo Đài Sputnik, ông Leonid Rink, một trong những nhà khoa học phát triển chất độc thần kinh với tên gọi "Novichok" đã tuyên bố: về vụ đầu độc cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal và con gái Yulia tại thành phố Salisbury (Anh), báo cáo của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) cho thấy rằng 2 cha con không bị đầu độc bởi chất độc Novichok.

Chuyên gia Rink nhận định: Báo cáo của OPCW cho thấy chất độc có độ tinh khiết cao. Điều đó chứng minh nó không phải Novichok. Novichok là chất độc thần kinh phức tạp bao gồm hỗn hợp một số lượng lớn các thành phần và phụ gia, bị phân hủy theo cách khác nhau. Nếu tìm thấy một chất tinh khiết thì đó không phải là Novichok.

Các nhân viên cơ quan tình trạng khẩn cấp điều tra tại hiện trường vụ cựu điệp viên cùng con gái bị tấn công bằng chất độc ở Salisbury, Anh ngày 8/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thậm chí, nếu chất độc Novichok ở mức độ tinh khiết ngay trước của nhà thì cha con cựu điệp viên Skripal sẽ tử vong ngay lập tức sau khi bị phơi nhiễm. Việc hai cha con cựu điệp viên hồi phục nhanh chóng là minh chứng cho luận cứ họ không bị đầu độc bằng Novichok.

Thêm nữa, mới đây, ông Vil Mirzayanov – người được cho là cha đẻ của chất độc thần kinh lớp Novichok đã từng nói rằng: tại thời điểm cựu điệp viên Skripal bị ám sát hôm 4/3 có rất nhiều sương mù, và đặc tính của Novichok là dễ bị phân tán và ảnh hưởng do sương mù. Điều này lại càng khẳng định chất độc được tìm thấy không phải Novichok, vì nếu như vậy thì sẽ không thể tìm thấy chất độc ở trạng thái tinh khiết.

Theo báo cáo từ phòng thí nghiệm Thụy Sĩ cho biết: chất độc trong vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal là một chất độc không mùi gây mất năng lực, có tên gọi 3-Quinuclidinyl banzilate hoặc BZ. Nga chưa bao giờ sản xuất chất này nhưng Mỹ, Anh và các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từng sử dụng nó.

BZ là chất độc gây hoại tử do công ty dược phẩm Hoffman-LaRoche của Thụy Sỹ tìm thấy vào năm 1951, trong một lần nghiên cứu thuốc chống lở loét.

Đây là một chất độc mạnh, không màu, không mùi và không tan trong nước. Khi xịt vào người, BZ được hấp thụ qua hệ hô hấp, qua da hoặc hệ tiêu hóa. Phải mất một giờ đồng hồ để thuốc phát tác và ảnh hưởng mạnh nhất khi nạn nhân bị ngấm trong khoảng từ 8 đến 10 giờ.

Các triệu chứng tiếp xúc với thuốc bao gồm chứng mê sảng, run rẩy, chóng mặt, ảo giác và hôn mê có thể kéo dài hơn 2 ngày. Các triệu chứng khác bao gồm chứng hoang tưởng và loạn trí.

Ngoại trưởng Nga - Lavrov nói rằng, phía Anh hiện vẫn từ chối không trả lời hàng chục câu hỏi “rất rõ ràng” của Nga về vụ đầu độc Skripal, cũng như không đưa ra những bằng chứng đáng kể nhằm làm sáng tỏ vụ việc. Bên cạnh đó, Anh vẫn đang tìm mọi cách để buộc Nga thừa nhận rằng họ đã đưa chất độc hóa học vào Anh để gây án.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-tuc/them-bang-chung-cho-thay-nga-khong-lien-quan-trong-vu-dau-doc-cuu-diep-vien-sergei-skripal-a226422.html