Thế trận châu Á-Thái Bình Dương lộ diện: 'Ngang tàng' sức mạnh Nga-Trung-Mỹ?

Chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục là chủ đề thường xuyên trong các phân tích và bình luận hiện tại và trước.

"Đối đầu quân sự Mỹ-Trung khai hỏa"

Ông Ben Hodges là tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu từ 2014 cho đến năm 2017. Hiện nay ông là chuyên gia chiến lược của Trung tâm Phân tích chính sách châu Âu, một viện nghiên cứu có trụ sở ở Washington.

Ảnh minh họa.

Ông Ben Hodges, cựu Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ ở châu Âu đã gợi ý rằng, mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đến sớm thôi.

"Tôi nghĩ trong 15 năm. Điều này không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khả năng rất mạnh về một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc có thể xảy ra", ông Hodges nói vào ngày 30/10 tại Diễn đàn an ninh Warsaw.

Ông Ben Hodges, cựu Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ ở châu Âu cho rằng, những gì có thể tồi tệ hơn một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc? Đây được xem là kịch bản tồi tệ nhất. Mỹ chưa sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Trung Quốc và Nga trong tương lai.

"Khán giả thực sự mà tôi có thể đưa ra các bình luận tại Warsaw là các đồng minh châu Âu. Tôi đã cố gắng để nói và nhắc nhở người châu Âu rằng, các tài sản quân sự của Mỹ đều tập trung tại Thái Bình Dương và tín hiệu cho khủng hoảng kép tại khu vực này.

Sau tuyên bố của ông Ben Hodges, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh đến việc tăng cường sức mạnh là cần thiết vào ngày 25/10.

"Chúng ta phải đẩy mạnh các bài tập sẵn sàng trực chiến, các cuộc tập trận chung và các bài tập đối đầu nhằm nâng cao khả năng của binh sĩ và chuẩn bị cho chiến tranh", Chủ tịch Tập Cận Bình nói.

Vào ngày 31/10, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phụng Hòa tại Diễn đàn an ninh thường niên Xiangshan (Hương Sơn) ở Bắc Kinh đã đưa ra các chia sẻ về ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Vấn đề cơ bản hiện tại, về quy mô và năng lực, quân đội Mỹ không đủ lớn để có thể đáp ứng các cam kết.

Sự thật là Hải quân Mỹ và Không quân Mỹ đang ngày càng lớn mạnh".

Cựu Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ ở châu Âu Ben Hodges cho biết.

Để so sánh, Hải quân Mỹ hiện chỉ có khoảng 286 tàu. Theo ông Seth Cropsey, giám đốc Trung tâm Hải lực Mỹ của Viện Hudson, chính quyền Donald Trump nên tăng cường số tàu khả dụng từ 280 lên 355 trong năm 2030, chứ không phải trong 30 năm như Nhà Trắng đề nghị.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hải quân Trung Quốc đang còn có ít.

Lầu Năm Góc đã thông báo sẽ chi 700 tỷ đôla trong năm tài khóa 2020 nhằm thúc đẩy phát triển quốc phòng.

Việc tăng cường năng lực hải quân nhanh chóng như vậy của Mỹ là tín hiệu quyết đoán của Trung Quốc, khẳng định Mỹ nhất quyết đối phó tham vọng khu vực châu Á -Thái Bình Dương.

Nga quyết không chịu thua

Cũng tương tự như vậy, Nga và đặc biệt Trung Quốc cũng quyết không kém trong nỗ lực tăng cường chi tiêu "khủng" cho quân sự. Theo tính toán, Trung Quốc luôn sẵn sàng huy động thêm tàu chiến nhiều hơn cả Mỹ và có thể bổ sung vào mỗi tháng.

"Nếu nghĩ về Chiến tranh thế giới thứ 2 thì tất cả các sự kiện dẫn đến bắt đầu vào nơi Mỹ tham gia thì điều đó ắt hẳn phải còn nhiều năm nữa. Tất cả phải đòi hỏi số lượng lớn của vũ khí và các tàu sân bay sẵn sàng cho việc chiến đấu.

"Chúng ta đã bắt đầu chuyển đổi các loại vũ khí từ hải quân tàu chiến đến tàu sân bay. Nếu chúng ta không làm điều đó, chúng ta sẽ luôn ở trong tình thế tồi tệ hơn nhiều. Và vì vậy cần phải có thời gian xây dựng và nâng cấp các loại tàu cần thiết cho chiến đấu cũng như các hệ thống phòng thủ tên lửa và thiết lập quan hệ đối tác và liên minh", ông Hodges nói thêm.

Theo giới quan sát, Hải quân Mỹ hiện tại không đủ sức để đối phó với các thách thức nghiêm trọng. Hạm đội hải quân Mỹ chưa có đủ các thiết bị vũ khí khủng, thậm chí là không có máy bay không người lái từ tàu sân bay có thể nhằm vào các mục tiêu Trung Quốc ở khoảng cách xa.

Trong khi đó, Nga tiếp tục là nhà cung cấp quân sự chính tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Vào năm ngoái, Nga phân phối lên tới 45 triệu vũ khí cho 52 quốc gia khiến nước này trở thành siêu cường đứng thứ 2 trên thế giới về vũ khí sau Mỹ. Hơn 60% vũ khí của Nga xuất khẩu đến các quốc gia châu Á, trong đó Đông Nam Á chiếm số lượng lớn.

Quân đội Nga cũng hiện diện ở đây. Chỉ tính riêng tháng này, quân đội Nga đã tổ chức cuộc tập trận chung với Pakistan trong khi các tàu chiến Nga đang hoạt động tại Thái Bình Dương.

Thông qua các thương vụ vũ khí và các hoạt động quân sự chung, Nga đang đưa các quốc gia châu Á vào quỹ đạo và thay đổi cân bằng quyền lực khu vực bằng cách gia tăng khả năng quân sự của họ.

Ở bối cảnh hiện tại, Trung Quốc đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại. Mọi động thái quân sự nào mang tính chất đối đầu đều được xem là vô nghĩa.

Vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là phải chấp nhận toàn bộ quan hệ đang xấu đi với Mỹ trong bối cảnh hiện tại.

Theo giới quan sát, chúng ta đang bước vào một thập kỳ nhiều lo lắng./.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-tran-chau-a-thai-binh-duong-lo-dien-ngang-tang-suc-manh-nga-trung-my-20181101150819665.htm