Thế hệ Z tại Việt Nam: Am hiểu công nghệ nhưng lo lắng thiếu kỹ năng mềm

Tại hội nghị Dell EMC Realize 2018 thường niên vừa qua, công ty Dell EMC Việt Nam đã công bố những thông tin khảo sát tại Việt Nam trong nghiên cứu toàn cầu mới đây có tiêu đề: 'Gen Z: tương lai đã tới', một nghiên cứu được tài trợ bởi Dell Technologies.

Nghiên cứu cho thấy rằng những người thuộc Thế hệ Z (Generation Z - Gen Z, những người sinh ra từ sau năm 1996) sẽ tham gia vào lực lượng lao động và mang theo những quan điểm dành ưu tiên hàng đầu cho công nghệ trong kỷ nguyên số trong khi tạo ra khoảng cách lớn hơn giữa các thế hệ trong môi trường làm việc. Theo kết quả của nghiên cứu này, những người sau thế hệ millennial (những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) – những người sinh ra sau năm 1996 – có một sự hiểu biết sâu rộng về công nghệ và có tiềm năng thay đổi phương thức chúng ta sống, làm việc, và những người thuộc Thế hệ Z ở Việt Nam có sự tin tưởng mạnh mẽ vào kỹ năng công nghệ của họ so với những người khác ở khu vực Đông Nam Á và toàn cầu (Việt Nam: 77%; DNA: 62%; Toàn cầu: 52%), khi 63% lạc quan rằng họ có các kỹ năng công nghệ mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi.

Hình ảnh hội nghị Dell EMC Realize 2018 tại Hà Nội

Mặc dù hành trình chuyển đổi kỹ thuật số tại mỗi quốc gia khác nhau là khác nhau đối với mọi doanh nghiệp, cuộc khảo sát này cho thấy rằng Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng tham gia và định hình cuộc hành trình đó,” ông Trần Vũ, Tổng Giám đốc Dell EMC Việt Nam phát biểu. “

Nghiên cứu này khảo sát 720 học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học, cao đẳng tại Việt Nam, cũng như hơn 12.000 học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học, cao đẳng trên phạm vi toàn cầu tại 17 quốc gia. Tổng số 4.331 học sinh sinh viên tại sáu quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Indonesia, Philippines, Thailand, Singapore và Malaysia đã tham gia nghiên cứu này.

Theo kết quả nghiên cứu, thanh niên Việt Nam đạt thứ hạng cao nhất trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu của khảo sát:

• 95% muốn làm việc cho các tổ chức có các công nghệ tiên tiến; (DNA: 90%; Toàn cầu: 80%)

• Cứ 10 người thì có 4 người quan tâm đến phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực CNTT (DNA: 43%; Toàn cầu: 38%)

• 53% muốn tham gia vào các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ (DNA: 53%; Toàn cầu: 46%)

• 65% cho biết công nghệ mà nhà tuyển dụng cung cấp có thể là một yếu tố quyết định trong việc lựa chọn những công việc giống nhau trong đó các nam thanh niên quyết liệt hơn (69%) so với các nữ thanh niên (59%)

• 100% đã sử dụng công nghệ như là một phần trong quá trình đào tạo chính thức của họ

Thế hệ Z tại Việt Nam lo lắng thiếu kỹ năng mềm

Quan điểm công nghệ là ưu tiên hàng đầu, nhưng cũng có hiểu biết về xã hội

Đối với những người thuộc Thế hệ Z tại Việt Nam, tiền bạc có ý nghĩa quan trọng nhất khi họ bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động, nhưng họ cũng cho rằng các yếu tố phi tiền bạc cũng có ý nghĩa quan trọng không kém.

• Được nhận mức lương tốt và có nguồn thu nhập ổn định có ý nghĩa quan trọng đối với họ với tương ứng 54% và 51% số người được khảo sát nhất trí với ý kiến này

• 89% tin rằng, công nghệ và tự động hóa sẽ tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng hơn khi có thể loại bỏ được thiên vị và phân biệt đối xử (DNA: 86%; Toàn cầu: 80%)

• 51% tin rằng, công việc phải mang đến cho họ những tập hợp kỹ năng và trải nghiệm mới trong công việc

Những người thuộc Thế hệ Z lo lắng về việc thiếu kỹ năng mềm

Thay vì bị máy móc thay thế, 87% số người được khảo sát tại Việt Nam thấy rằng, chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên của mối quan hệ hợp tác giữa con người và máy móc. 60% thanh niên Việt Nam tin rằng, con người và máy móc sẽ cùng làm việc trong những nhóm làm việc chung, trong khi 27% coi máy móc là những công cụ để con người sử dụng khi cần thiết.

Cũng hoàn toàn đồng nhất với những phát hiện ở tầm khu vực và toàn cầu, mặc dù những người thuộc Thế hệ Z tại Việt Nam tự tin nhất vào kỹ năng công nghệ của họ, họ cũng băn khoăn về khả năng tìm được việc làm của mình.

• 51% số người được khảo sát cho biết họ thiếu kinh nghiệm làm việc mà các nhà tuyển dụng yêu cầu.

• 63% tự tin rằng họ có những kỹ năng công nghệ mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi, nhưng chỉ có 27% cho rằng họ có những kỹ năng phi công nghệ

Ngược lại, các chuyên gia cao cấp lại lo lắng về việc họ đang bị thế hệ trẻ lấn át và phần lớn các vai trò lãnh đạo trong tương lai sẽ do những cư dân số (những người sinh ra trong thời đại số) nắm giữ. Khi có tới 5 thế hệ cùng có mặt trong môi trường làm việc, các doanh nghiệp phải giúp nhân viên tìm được một sân chơi chung trong quá trình xây dựng một nền văn hóa số.

Trong số các thanh niên Việt Nam được khảo sát, 79% sẵn sàng tư vấn cho một đồng nghiệp lớn tuổi hơn, những người không tinh thông công nghệ như họ. Khi có tới 5 thế hệ cùng có mặt trong môi trường làm việc, các doanh nghiệp phải giúp nhân viên tìm được một sân chơi chung trong quá trình xây dựng một nền văn hóa số.

Nghiên cứu trên được Dell Technologies tài trợ và được thực hiện bởi một hãng nghiên cứu độc lập. Từ Tháng 8 đến Tháng 9 năm 2018, Dimensional Research đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến với các học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường trung học phổ thông và cao đẳng, đại học tại 17 quốc gia trên toàn thế giới. Mẫu khảo sát này đã được dịch sang 12 thứ tiếng và hơn 12.000 người trong độ tuổi từ 16-23 đã hoàn thành phiếu khảo sát. Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu lớn nhất thuộc thể loại này để thu thập số liệu thực tế về quan điểm và ý kiến hiện tại về công nghệ và môi trường làm việc của học sinh, sinh viên thuộc thế hệ Z, những người sẽ tham gia lực lượng lao động trong vài năm tới.

Vân Anh

Nguồn XHTT: http://xahoithongtin.com.vn/thi-truong/201812/the-he-z-tai-viet-nam-am-hieu-cong-nghe-nhung-lo-lang-thieu-ky-nang-mem-621765/