The Guardian: Cầu Vàng của Việt Nam là một trong những cây cầu nổi bật nhất thế giới

Cầu Vàng được nâng đỡ bởi hai bàn tay bằng đá khổng lồ, nằm giữa lưng chừng mây với chiều dài 150m, độ cao hơn 1400m so với mặt nước biển, được bao bọc bởi bốn bề núi non xanh mát', The Guardian

Cầu Vàng được được thiết kế bởi công ty kiến trúc TA Landscape Architecture và hoàn thiện trong vòng chưa đầy 1 năm.

The Guardian miêu tả “Bà Nà Hills là một địa điểm nghỉ ngơi ưa thích của nhà cầm quyền Pháp đầu thế kỷ 20 nhưng đã bị phá bỏ sau cuộc Cách mạng chống lại chế độ thực dân vào năm 1945.

Khu vực này giờ đây trở thành một ngôi làng Pháp với những mảnh vườn rộng lớn, bao quanh là tuyến cáp treo dài và cao nhất thế giới (5,8km), cùng với một tổ hợp khu vui chơi giải trí, hang động ẩn bên trong”.

Cầu Vàng mang kiến trúc của những cây cầu độc đáo được thấy ở khắp Ấn Độ. Theo The Guardian, sự độc đáo của Cầu Vàng nằm ở giá trị nội tạ chứ không phải “những thứ trang trí bên ngoài hay bởi vì được đặt tại một địa điểm nổi tiếng”.

Cầu Vàng thuộc khu du lịch Bà Nà Hills, được khánh thành hồi tháng 6/2018.

Nhật báo hàng đầu của Anh liệt kê cầu Vàng của Việt Nam vào danh sách những cây cầu đi bộ nổi bật nhất thế giới.

Năm 2014, cầu Fan được khánh thành ở Paddington Basin thuộc thủ đô London, Vương quốc Anh. Cây cầu chỉ mở cửa đón khách vào buổi trưa thứ Tư, thứ Sáu và vào 2 giờ chiều thứ Bảy. Cầu Fan có kết cấu thủy lực với 5 trụ thép có chiều cao trên 20m so với mặt nước và được thiết kế bởi công ty kiến trúc Knight Architecs.

Bên cạnh cầu Fan là cầu Rolling (mở cửa đón khách từ buổi trưa đến 4 giờ chiều thứ Tư và thứ Sáu) chiều dài 12m, bắc ngang qua một con kênh nhỏ với kết cấu hình bát giác hướng lên trời. Cây cầu Fan được thiết kế bởi Heatherwick Studio và được xây dựng vào năm 2004 và được xem như một tác phẩm điêu khắc tinh xảo.

Cầu Fan ở London, Anh

Một vòng lặp dài 185m gồm 3 cây cầu đi bộ màu đỏ nối liền với nhau tạo nên một cây cầu mang tên Lucky Knot ở thàng phố du lịch nổi tiếng Changsha của Trung Quốc. Cây cầu chính thức được khai trương vào năm 2006, lấy cảm hứng từ nghệ thuật dân gian và cấu trúc vô hạn của dải Mobius, được hiện thức hóa bởi công ty kiến trúc nổi tiếng Trung Quốc là Next Architects.

Cây cầu Lucky Knot, Trung Quốc

Đối lập với các thiết kế mang hơi hướng công nghệ là cây cầu làm bằng đá tự nhiên tạo ra bởi người Khasi, một cây cầu tự nhiên trong hẻm núi Meghalaya, Tây Bắc Ấn Độ. Những cây cầu đi bộ ở sâu trong rừng nhiệt đới, gần làng Mawsynarm, khu vực ẩm thấp nhất trên thế giới.

Nổi tiếng nhất phải kể đến cây cầu sinh đôi Umshiang Double Decker Living Root được xây dựng trong gần 15 năm. Cây cầu này được cho là đã 180 tuổi, được xây dựng từ rễ cây cao su lâu năm nhằm chống đỡ được trọng lượng nhất định của con người. Vật liệu này được cho là tốt hơn gỗ vì không thể phân hủy trong mùa mưa.

Một cây cầu xuyên qua đại dương có thể được xem là một việc làm bất khả thi, vậy thì làm thế nào để xây dựng được một con đường vĩnh cửu qua dòng nước? Cầu Moses ở làng Halsteren, phía Bắc Brabant, Hà Lan là một cây cầu có khả năng như vậy. Đây là cây cầu hoạt động như một con đập ở sâu dưới nước, được giữ bởi hào ở hai bên. Cây cầu “ngầm” được chế tạo từ gỗ đã qua xử lý với khả năng chống bị ăn mòn, thiết kế bởi Ro&Ad Architects nhằm tiếp cận với hệ thống phòng thủ của Hà Lan thế kỳ thứ 17.

Cầu Moses ở Hà Lan được xây dựng từ thế kỷ 17, hoạt động như một con đập ở sâu dưới nước

Trải qua nhiều thập kỷ, những cặp đôi yêu nhau đã biến một cây cầu vô danh ở Serbia thành một cây cầu nổi tiếng mang tên Most Ljubavi – một trong những phiên bản đầu tiên của cây cầu tình yêu. Truyền thuyết kể rằng, Nada, một giáo viên đã gặp người yêu mình là một chàng quân nhân trên cây cầu này để cùng nhau thề non hẹn biển. Thế nhưng, chàng trai ấy đã hy sinh trong chiến tranh Thế giới thứ nhất và sau đó cô gái cũng chết trong đau khổ héo mòn. Chuyện tình này trở nên nổi tiếng hơn nhờ một bài thơ mang tên “Lời nguyện cầu cho tình yêu” được viết bởi Desanka Maksimovic vào những năm 1990.

Hiện đại, với những thanh hình ống kết nối với nhau là kiến trúc của cây cầu mang tên Helix ở Singapore. Đây là một trong những thiết kế của nhà điêu khắc lừng danh Robert Owen và thi công bởi Arup – Công ty thiết kế Nhà hát Con Sò của Sydney. Helix là cây cầu có chiều dài 300m, lấy cảm hứng từ DNA, đây là cầu đi bộ bắc ngang qua đảo Marina.

Cầu Helex ở Singarpore nổi bật với thiết kế gồm những thanh hình ống kết nối với nhau

Cây cầu đáng chiêm ngưỡng nhất vào ban đêm với vẻ ngoài vô cùng rực rỡ, tráng lệ chính là cầu Henderson Waves, bắc qua Singapore, nối liền công viên Mount Faber với công viên Telok Blangah Hill. Cây cầu với thiết kế mô phỏng một con rắn khổng lồ dài 274m được làm bằng gỗ Balau uốn cong như những chiếc xương sườn hướng lên phía trên.

Một địa điểm nổi bật khác là cầu Trestle Trail ở lowa nằm trên thung lũng song Des Moines với chiều dài nửa dặm. Đây là một phần của dự án “trails to trails” giúp gắn kết đường mòn 25 dặm từ Woodward đến Ankeny. Các dầm thép chiếu sáng thể hiện cho tầm nhìn ra mỏ than, phản ánh lịch sử khai thác than của người dân khu vực này.

Theo Hải Linh - VietnamFinance

Nguồn NDH: http://ndh.vn/the-guardian-cau-vang-cua-viet-nam-la-mot-trong-nhung-cay-cau-noi-bat-nhat-the-gioi-20180802081552996p99c121.news