Thế giới thay đổi: Lạc quan đến gần hơn trong cuộc chiến chống dịch bệnh toàn cầu

Đại dịch Covid-19 từ tháng Một đến nay đã khiến cho hàng chục nghìn người tử vong và hơn một triệu người lây nhiễm trên toàn thế giới.

Thế giới thay đổi khi nhận thức thay đổi

Theo thời báo New York Times, thế giới, bắt đầu từ tuần này, đã có chút thay đổi trong bối cảnh con người bắt đầu nhận thức về việc phòng chống dịch bệnh nhiều hơn. Việc khuyến khích người dân ở nhà đã giúp cho các ca nhiễm dịch bệnh giảm đi. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định dịch sẽ qua đi trong mùa hè này. Mặc dù Tổng thống Trump đã viết tweet vào hôm thứ Hai cho rằng tín hiệu ánh sáng ở cuối con đường mang đến lạc quan xua tan dịch bệnh nhưng các nhà khoa học và quan chức chính phủ vẫn cho rằng vẫn cần một chặng đường dài nữa.

Ảnh minh họa. Nguồn: New York Times

Ảnh minh họa. Nguồn: New York Times

Thành phố Vũ Hán – nơi khởi phát dịch bệnh từ tháng 12, vừa chấm dứt lệnh phong tỏa kéo dài và đưa người dân trở về nhịp sống bình thường. Tại Italy, làn sóng dịch bệnh khởi phát tiếp theo đã giết chết 17.000 người của nước này cùng với đó là tình trạng báo động đáng sợ ở Mỹ. Tỷ lệ tử vong tiếp tục tăng được ví như những ngày chết chóc mà siêu cường này đang phải trải qua.

Tiến sĩ Anthony S.Fauci – Giám đốc Viện bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ nói trên Fox News ngày 8/4 rằng ông đang bắt đầu nhìn thấy một chút hi vọng trong thời gian tới.

Thậm chí ở thành phố New York – nới có hàng trăm ca tử vong mỗi ngày, các quan chức cũng cho biết các ca nhập viện những ngày qua đã giảm sau khi bang này áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và các điều chỉnh nghiêm ngặt khác.

"Chúng tôi đang làm phẳng lại con đường cong", Thống đốc bang New York - Andrew M. Cuomo nói trên thời báo New York Times. 'Cảm ơn Chúa. Cảm ơn".

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các phát triển đáng sợ của dịch bệnh vẫn tiếp tục ở Mỹ. Các nhà khoa học và giới chính trị đã đưa ra cảnh báo rằng bức tranh này thay đổi theo ngày.

Chỉ trong tuần này, quận Wayne - Mỹ đã có tới 192 ca tử vong. Tại hạt Mahizing - Ohio, số người chết cũng tăng lên 28 từ 19 ca. Tại Illinois, các quan chức tiểu bang đã có báo cáo thêm 82 người chết, phần lớn ở Chicago.

Các chuyên gia cho rằng, có các tín hiệu cho thấy sự trấn an. Theo Ashish Jha, Giám đốc Viện Y tế toàn cầu Havard, một kiến thức cơ bản phải hiểu rằng bạn không thể nhiễm virus nếu bạn không tiếp xúc gần với họ.

Điểm trễ bắt nguồn từ việc chưa nhất quán trong sắc lệnh

"Sắc lệnh yêu cầu ở nhà đã kiểm soát việc đi lại của người dân Mỹ vào cuối tháng Ba", một phân tích dữ liệu điện thoại do tờ the New York Times triển khai. Người dân Mỹ, hầu hết là ở Đông Bắc và phía Tây đều tuân thủ ở nhà theo quy định của chính phủ và địa phương nhưng rõ ràng có sự chậm trễ trong việc ban hành sắc lệnh ở các khu vực ở phía Đông Nam. Và vì vậy, sắc lệnh làm giảm khả năng hiệu quả của biện pháp giãn cách xã hội.

"Giống như một bài toán, nếu mọi người giảm tương tác xã hội thì sẽ giảm đi mức độ lây nhiễm. Chiến lược này phải triển khai", bà Natalie Dean – phó giáo sư Đại học Florida cho biết.

Tại Mỹ, một số bang không áp dụng sắc lệnh ở nhà. Giới quan sát bày tỏ lo ngại thời tiết ấm lên sẽ khiến cho mọi người tham gia các hoạt động xã hội, không nhất quán việc xét nghiệm và công cụ theo dõi bệnh nhằm ngăn ngừa mức độ lây lan.

"Những gì chúng ta nhìn thấy trong thời gian ngắn là các biện pháp nghiêm khắc và đã đạt được hiệu quả trong việc giảm lây nhiễm bệnh", ông Joseph Lewnard, trợ lý giáo sư dịch tễ học tại đại học California cho biết.

"Điều không may mắn là các biện pháp thực hiện không nhất quán nên còn rất lâu để có thể trở lại nhịp sống bình thường trước khi đại dịch xảy ra", ông Joseph nói.

Nếu không có vaccine, quá trình thực hiện là mong manh và chỉ tạm thời. Các biện pháp xã hội không thể tiếp tục mãi mãi. Và nếu không tiến hành xét nghiệm cẩn thận và thực hiện cách ly các bệnh nhân mới, số ca nhiễm và tử vong lại tiếp tục tăng trở lại", ông Joseph cho biết.

Từ Vũ Hán, đại dịch Covid-19 đã bùng nổ ở Italy. Một lần nữa, bởi các động thái chậm trễ trong việc đưa ra biện pháp giãn cách xã hội đã khiến nước này sa lầy vào dịch bệnh.

Thậm chí thời điểm chưa phát tán bệnh dịch, các chính trị gia ở Rome còn cam kết rằng Italy là điểm đến an toàn và có rất ít ca nhiễm ở nước này.

Điều này nhanh chóng thay đổi. Virus đã lan mạnh khiến cho các ca tử vong ở nước này tăng nhanh chóng từ hàng trăm đến hàng nghìn. Vào thời điểm chính phủ phong tỏa toàn nước, làn sóng lây nhiễm mạnh đã khiến cho hệ thống y tế nước này quá tải.

Khi người dân tuân thủ chỉ thị ở nhà thì cũng là lúc số ca tử vong đã tăng lên hàng trăm mỗi ngày. Vào đầu tháng tư các biện pháp kiểm soát thắt chặt và tỷ lệ tử vong cũng giảm đi. Vào ngày 7/4, các quan chức đã thông báo số ca nhiễm mới đã giảm thấp nhất so với ngày đầu tiên.

Hiện tại, chính phủ Italy đang duy trì các biện pháp, trong đó trường học khả năng sẽ đóng cửa đến tháng Chín và người dân chỉ có thể ra khỏi nhà khi đã có kết quả xét nghiệm.

"Đây là kết quả ngạc nhiên. Các biện pháp đã thực hiện và chúng tôi cuối cùng có thể bắt đầu kế hoạch tương lai", Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza cho biết sau khi số liệu mới nhất cho bết

Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza nhấn mạnh rằng Italy không thể để mất cảnh giác trong bất kỳ trường hợp nào.

"Chúng ta cần phải dành chút ít thời gian suy nghĩ về những việc cần làm. Điều đó đã khiến mất một thời gian và có chút sự lạc quan thái quá", ông Roberto nói.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi-thay-doi-lac-quan-den-gan-hon-trong-cuoc-chien-chong-dich-benh-toan-cau-20200409171500515.htm