Thế giới 'thấp thỏm' chờ tin về loạt báu vật trong Nhà thờ Đức Bà Paris sau đám cháy lớn

Đám cháy dữ dội tại Nhà thờ Đức Bà Paris đã khiến ngọn tháp Gothic sụp đổ. Ngay sau đó, nhiều người cũng đổ dồn sự quan tâm đến những bảo vật thiêng liêng hàng trăm năm tuổi nằm trong Nhà thờ Đức Bà Paris.

 Sau khi ngọn lửa lớn ở Nhà thờ Đức bà Paris được khống chế, điều mọi người quan tâm nhất chính là liệu bao nhiêu bảo vật bên trong còn nguyên vẹn. Thị trưởng Paris, bà Anne Hidalgo, thông tin tại hiện trường vụ cháy rằng nhiều tác phẩm nghệ thuật trong nhà thờ đã được đưa ra ngoài và đem đến nơi cất giữ an toàn. (nguồn: Tuổi Trẻ)

Sau khi ngọn lửa lớn ở Nhà thờ Đức bà Paris được khống chế, điều mọi người quan tâm nhất chính là liệu bao nhiêu bảo vật bên trong còn nguyên vẹn. Thị trưởng Paris, bà Anne Hidalgo, thông tin tại hiện trường vụ cháy rằng nhiều tác phẩm nghệ thuật trong nhà thờ đã được đưa ra ngoài và đem đến nơi cất giữ an toàn. (nguồn: Tuổi Trẻ)

Hãng tin Reuters dẫn lời Đức ông Patrick Chauvet, quản đốc của Nhà thờ Đức Bà Paris, cho biết, mão gai bằng vàng và áo choàng của Thánh Louis (vua Louis thứ 9, thế kỷ thứ 13 của Pháp được phong thánh), đã được cứu khỏi trận hỏa hoạn

Đức ông Chauvet cho biết thêm là lính cứu hỏa đang gấp rút tháo dỡ những bức tranh cỡ lớn trong nhà thờ trước khi bị khói lửa làm ảnh hưởng

Một phần may mắn là nhà thờ đang trong quá trình trùng tu nên một số bức tượng bằng đồng tại nhà thờ đã được dỡ đi trong tuần trước

16 bức tượng trăm tuổi trên nóc Nhà thờ Đức Bà Paris được chuyển đi ngày 11-4 để phục chế và không bị ngọn lửa làm hư hại

Mái vòm với những ô kính màu nổi tiếng của Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những phần bị tàn phá nặng nề nhất trong vụ cháy

Trang web của Nhà thờ Đức Bà Paris thông báo mái vòm nổi tiếng với các ô kính màu tuyệt đẹp của nhà thờ cũng như nhiều máng xối bằng đá được chạm khắc tinh xảo là một trong những phần bị thiêu rụi ngay trong những giờ đầu tiên khi ngọn lửa bùng phát

Tổn thất nặng nề nhất trong vụ cháy phải kể đến ngọn tháp biểu tượng của Nhà thờ Đức Bà Paris đã sụp đổ trong ngọn lửa hung tàn. Nó được dựng nên từ thế kỉ 12 và đã trải qua bao thăng trầm cùng toàn bộ kiến trúc nhà thờ cũng như với người dân Paris. (nguồn: Dân trí)

Ngọn tháp cao nhất của Nhà thờ Đức Bà đổ sập bởi ngọn lửa hung tàn

Nhà thờ Đức Bà Paris là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tác phẩm nghệ thuật và di tích khác. Tất cả đều được thu thập qua hàng thế kỷ, do vậy mỗi hiện vật đều có câu chuyện và giá trị riêng khác nhau

Cửa sổ hoa hồng là loại cửa sổ tròn, trang trí hướng tâm kiểu "hoa hồng" và là điểm nhấn quan trọng trong kiến trúc Gothic. 3 cửa sổ hoa hồng tại Nhà thờ Đức Bà Paris được xây dựng từ thế kỉ thứ 13. Theo CNN, hiện chưa rõ 3 cửa sổ hoa hồng có bị tàn phá sau đám cháy hay không. (nguồn: Lao động)

Đàn organ ống (Great Organ): Cây đàn organ ống tại Nhà thờ Đức Bà Paris là câu đàn organ lớn nhất nước Pháp. Cây đàn có tới 8.000 ống, 5 bàn phím và 109 phím. Cây đàn được chế tạo lần đầu tiên vào năm 1403, được thay thế vào đầu những năm 1700

Những tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ: Loạt tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ gồm 76 bức, mỗi bức cao gần 4m cũng nằm trong những bảo vật có thể bị phá hủy từ vụ cháy. Các tác phẩm này được xây dựng từ khoảng 1630 đến 1707 bởi các thành viên của Học viện Hội họa và Điêu khắc Hoàng gia

Tháp chuông đôi: Tháp chuông đôi là tháp cao nhất ở Paris cho đến khi tháp Eiffel hoàn thành vào cuối thế kỉ 19. Hai tòa tháp bắt đầu được xây dựng từ năm 1200. Tòa tháp Bắc được hoàn thành vào năm 2140, tòa tháp Nam được hoàn thành năm 1250

Những linh vật Gargoyle cũng được coi là bảo vật tại Nhà thờ Đức Bà Paris. Chúng được xây dựng dưới dạng những sinh vật kì quái trong truyền thuyết nhưng cũng kết hợp với đặc điểm của nhiều loài vật có thật

Kho bạc của Nhà thờ Đức Bà hiện lưu giữ nhiều thánh tích nổi tiếng, trong đó có vương miện gai của Chúa Jesus và một mảnh Thập giá đích thực (True Cross) - mảnh thánh giá nơi Chúa Jesus bị đóng đinh.

Nhà thờ Đức Bà Paris sở hữu hệ thống 10 quả chuông. Trong đó, quả lớn nhất có tên Emmanuel, nặng hơn 23 tấn, được lắp ở tòa tháp phía nam vào năm 1685. Vào năm 2013, khi nơi này kỷ niệm 850 năm lịch sử, họ đã đúc những quả chuông khác nhỏ hơn, đặt ở tòa tháp phía bắc. Mỗi quả chuông đặt theo tên một vị Thánh

Chi Lê (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-the-gioi-thap-thom-cho-tin-ve-loat-bau-vat-trong-nha-tho-duc-ba-paris-sau-dam-chay-lon/807190.antd