Thế giới thanh khiết trên những ngôi làng nổi ở Campuchia

Tonle Sap, có nghĩa là 'Biển Hồ' trong tiếng Khmer của Campuchia, là thủy vực nước ngọt lớn nhất ở Đông Nam Á, một nơi không giống bất cứ nơi nào trên Trái đất.

Sự tồn tại vừa đẹp đẽ vừa tàn bạo

Một số ngôi nhà cao 9 mét, sơn màu xanh lam sáng và nằm trên khung lưới tre xương. Những ngôi nhà khác lại được sơn các màu như xanh lá cây, đỏ và vàng, nằm nhấp nhô ngay trên mặt nước, cùng những chiếc phao nổi được làm từ những chiếc lốp xe tải khổng lồ gắn vào nhau.

Những ngôi nhà nổi trên Hồ Tonle Sap, Campuchia. Ảnh: Fodors.

Những ngôi nhà nổi trên Hồ Tonle Sap, Campuchia. Ảnh: Fodors.

Những mái hiên phía trước nhà được phủ vàng với ánh nắng mặt trời, tung bay những lá cờ sắc màu của quần áo giặt trong ngày, trong khi những chiếc chòi cho gà được làm từ lau sậy dệt, trôi nổi như mọi thứ khác xung quanh chúng, nhờ vào phần đáy làm từ lốp xe đạp.

Đây là khung cảnh và là nơi sinh sống của hơn 100.000 người Campuchia ở vành đai phía Bắc của Hồ Tonle Sap - khu vực nằm ngay phía Tây của quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé này. Tại Làng Nổi, nếu bạn cần đến một nơi nào đó, bạn sẽ cần một chiếc thuyền.

Những ngôi nhà sắc màu nổi trên dòng nước. Ảnh: Fodors.

Những mái hiên phía trước nhà được phủ vàng với ánh nắng mặt trời. Ảnh: Fodors.

Tonle Sap, có nghĩa là ‘Biển Hồ’ trong tiếng Khmer của Campuchia, là thủy vực nước ngọt lớn nhất ở Đông Nam Á. Ở cuối phía Nam của hồ là sông Tonle Sap dài 120 km, nối hồ với dòng sông Mekong khổng lồ, chảy suốt từ Trung Quốc, qua Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia, trước khi kết thúc dòng chảy tại đường bờ biển miền Nam Việt Nam.

Nhờ có sông Mekong, Tonle Sap là con sông duy nhất đổi chiều trong năm. Tháng 5 mang theo những cơn mưa rào đầu mùa. Khi mực nước sông Mekong dâng cao, chúng sẽ đẩy nước trở lại lưu vực lũ.

Cửa hàng tạp hóa tại ngôi làng nổi ở Hồ Tonle Sap. Ảnh: Fodors.

Cuộc sống thường ngày của người dân ngôi làng nổi ở Hồ Tonle Sap. Ảnh: Fodors.

Nước sông Tonle Sap sau đó sẽ tràn ngược về phía hồ. Lượng nước đổ vào hàng năm này đã tạo ra các dòng chảy theo một hướng vào mùa khô và ngược lại vào mùa mưa. Sự chuyển đổi theo mùa đã làm cho khu vực này của Campuchia trở thành một trong những khu vực đánh bắt cá thành công và sung mãn nhất trên toàn thế giới.

Tonle Sap cũng là nơi có đa dạng sinh học và động vật hoang dã đáng kinh ngạc. Loài chim Bengal cực kỳ nguy cấp và Ibis vai trắng đều từng lướt qua vùng nước ở đây, cũng như nhiều loài rắn. Cá trê sông Mekong khổng lồ dưới mặt hồ có thể nặng gần 317 kg với chiều dài 2,7 mét.

Cá sấu Xiêm bản địa cũng nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ở châu Á. Tuy nhiên, các cộng đồng của Tonle Sap đã có được quyền nuôi dưỡng chúng trong nhiều năm. Thật không may, chính điều này đã khiến các quần thể hoang dã bị tàn phá, thay vì số tiền kiếm được từ việc bán da của những con cá sấu đã lai tạo. Chuồng cá sấu được đặt liền kề với nhiều ngôi nhà, làm sai một bước sẽ có thể gây chết người.

Cá sấu bơi xung quanh những căn nhà nổi ở Hồ Tonle Sap. Ảnh: Fodors.

Đối với cộng đồng con người trong những ngôi làng sông nước này, nhiều thế hệ tiếp tục sinh sống và lao động phía trên mặt nước.

Nơi đây sở hữu sự tồn tại vừa đẹp đẽ vừa tàn bạo. Mặt trời trên đất Campuchia phủ vàng lên lớp đất và nước, mỗi nơi đều khoác lên mình một màu nâu xám phù hợp. Vào mùa khô, một phần của hồ sâu đến mắt cá chân, trong khi những phần khác khô cạn hoàn toàn.

Khi gió mùa đến vào mùa xuân, nước thường dâng cao đột ngột, các ngôi nhà nổi cũng vậy. Hồ Tonle Sap, và lưu vực sông xung quanh nó, có thể phình to gấp 7 lần trong một mùa mưa lớn.

Ngư dân thường ra khơi vào lúc bình minh. Ảnh: Fodors.

Ngư dân thường ra khơi vào lúc bình minh với dây và lưới đánh cá. Thành quả sau một ngày đánh bắt tốt sẽ được bán tại các nhà hàng nổi của địa phương và xuất khẩu. Cuộc sống ‘nổi’ thực sự mang một số điểm tương đồng với cuộc sống trên đất liền, bao gồm cả những con vật nuôi thân thiện cùng các căn bếp gọn gàng, đẹp mắt.

Nỗi lo trước biến đổi khí hậu

Tonle Sap mang theo nỗi lo của tất cả các cộng đồng ven biển trên toàn thế giới trước tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Tuy nhiên, những nơi như ngôi làng này đang cảm thấy khó khăn hơn trước, thậm chí hơn rất nhiều. Đây là một trong những khu vực bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên thế giới về biến đổi khí hậu.

Những chiếc thuyền chợ nổi ở Hồ Tonle Sap. Ảnh: Fodors.

Thuyền là phương tiện di chuyển duy nhất của người dân nơi đây. Ảnh: Fodors.

Báo cáo từ khu vực vào năm 2018 đã cho thấy, mực nước thấp hơn đã gây ra một mùa đảo ngược dòng sông nổi tiếng ngắn hơn. Nếu điều này tiếp tục - hoặc việc đảo ngược dòng sông hoàn toàn dừng lại - hậu quả đối với các gia đình ở đây sẽ rất thảm khốc. Điều này đồng nghĩa với sự tàn lụi của ngành đánh cá phát triển mạnh một thời và sự tan biến của một trong những cộng đồng độc đáo nhất thế giới.

Đối với những người đam mê loài vật có cánh, ngôi làng cuối cùng của Mechrey là một địa điểm hoàn hảo. Cộng đồng nổi này tồn tại cách Siem Reap một giờ về phía tây, ngay bên rìa Khu bảo tồn chim Prek Toal Core. Yên bình, gần như buồn ngủ, nơi đây sẽ thường trở nên sống động vào những buổi chiều muộn, khi mặt trời bắt đầu lặn và những đứa trẻ thoát khỏi các phòng học nổi, phiêu lưu trên đường về nhà, trên những chiếc thuyền và tung tăng trong nước với bạn bè.

Những ngôi nhà nổi ở Hồ Tonle Sap. Ảnh: Fodors.

Cuộc sống giản dị của người dân ngôi làng nổi ở Hồ Tonle Sap. Ảnh: Fodors.

Mai Nguyễn (Theo Fodors)

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/the-gioi-thanh-khiet-tren-nhung-ngoi-lang-noi-o-campuchia-5689526.html