The Exorcist: Bộ phim kinh dị thực sự bị quỷ ám

Bên cạnh nội dung cốt truyện ám ảnh khiến khán giả trong rạp sợ hãi, ngất xỉu những sự kiện ngoài đời thật của The Exorcist cũng vô cùng bí ẩn.

Dòng phim kinh dị, hay được khán giả Việt quen mặt gọi tên với “phim ma” đã chứng minh bản thân là xu hướng chẳng bao giờ lỗi thời, với việc mỗi tháng lại có vài tác phẩm mới được ra rạp nhưng người xem vẫn bằng cách nào đó vẫn tiêu tiền mà không mảy may chút đắn đo. Nhưng điểm trừ như đã được phân tích trong bài viết/ /, chính quá trình sinh sôi nảy nở quá mạnh mẽ này dẫn đến việc chất xám khó được đầu tư tỉ mỉ, phim vẫn hay, vẫn đáng sợ kinh hoàng nhưng không thực sự đánh dấu tầm ảnh hưởng như những giai đoạn vàng thập niên 60,80 thế kỷ trước.

Không thể phủ nhận, thể loại kinh dị đã rẽ hướng quá đa dạng so với khuôn mẫu thông thường, ở 2020, chúng ta có “Adventure Horror” ( kinh dị pha chất phiêu lưu được thấy trong IT, Stranger Things hay Truth or Dare) vẫn đang là trending. Tất nhiên, để chọn ra bộ phim đáng sợ nhất mọi thời đại là quyết định có thể gây ẩu đả, đấu đá cho chính người được hỏi. Dã man đầy máu me hay đơn giản là cảm giác nghẹt thở của Found Footage, có quá nhiều tác phẩm ăn sâu vào não lập tức được nảy số. Nhưng nếu những ai đã xem qua The Exorcist, quan điểm của họ đều đồng tình rằng đây chính là bộ phim gây kinh hãi nhất mọi thời đại.

Pha trộn yếu tố siêu nhiên vào thể loại, The Exorcist năm 1973 của William Friedkin, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của William Peter Blatty thời điểm ra mắt là một cơn sốt toàn Hollywood và cho đến hiện tại vẫn được đánh giá cao bởi tầm nhìn quỷ quyệt độc nhất của mình. Bảng vàng trên Rotten Tomatoes thậm chí còn củng cố cho sự vĩ đại của The Exorcist với vị trí số một.

The Exorcist tuân theo một cấu trúc tường thuật, kể tự sự trong điện ảnh đơn giản nhưng hiệu quả, mô-típ của phim là rất quen thuộc vì nó đã trở thành nguồn cảm hứng trào phúng cho các nhà làm điện ảnh đến sau. Đứa trẻ ngây thơ, Regan (Linda Blair), bắt đầu xuất hiện những hành vi kỳ lạ mà sau đó lên đến đỉnh điểm là sự chiếm hữu của quỷ dữ và cuộc trừ tà gây hoang mang đến sau đó. The Omen, The Amityville Horror, Stigmata, và ở một mức độ nào đó, The Shining là những cái tên kinh điển phần chứng kiến mức độ ảnh hưởng bởi gam màu của The Exorcist.

Bóng tối bao phủ

The Exorcist đã trở thành một hiện tượng văn hóa không thể xóa nhòa đến nỗi các nhà truyền giáo cảm thấy cần phải làm rõ về bản chất của cái ác, ám chỉ rằng một thế lực ma quỷ cổ đại sống trong kết cấu của bộ phim. Tuy nhiên, điều này chỉ làm tăng thêm sức hấp dẫn của bộ phim, khi khán giả xếp hàng nhiều giờ ở rạp chiếu, bất chấp các báo cáo về sự cố ngất xỉu hoặc nôn mửa. Lý do khiến bộ phim vẫn khiến khán giả khiếp sợ đến tận ngày nay đơn giản là vì không quá lạm dụng hay nói chính xác là bỏ qua những cú jumpscare nhảm nhí. The Exorcist quan tâm nhiều hơn đến việc phân phát bầu không khí kinh hoàng, hồi hộp, và để nỗi sợ hãi, bản chất của con người dưới nhiều hình thức khác nhau tự bộc bạch trong đó.

Còn gì bức xúc hơn là số phận nghiệt ngã đến với những người vô tội ? Đây là yếu tố thúc đẩy làm cho tiền đề của The Exorcist trở nên hiện thực, gợi lên nỗi khiếp sợ trong tiềm thức khi chứng kiến một lát cắt của cuộc sống bị nhấn chìm trong bóng tối. Một điểm thú vị nữa là bộ phim không sử dụng những bản nhạc nền bao quát hay mà thay vào đó, nốt nhạc đến từ cây đàn piano đầy ám ảnh cất lên kéo lê thê tâm trạng của khung hình đến vô tận.

Độ ám ảnh của hình ảnh là quá nặng nề

Cơ thể cùng tâm lý của khán giả phản ứng dữ dội ngày ấy là minh chứng cho việc những tạo hình mà Exorcist trình chiếu đã quá đà như thế nào. Con quỷ chiếm hữu Regan, Pazuzu, bắt nguồn từ thần thoại Assyria và Babylon, và bức tượng của nó được cha Merrin (Max von Sydow) tìm thấy trong một cuộc khai quật khảo cổ học ở Iraq. Con quỷ mặt trắng này nhanh chóng trình diện trên màn hình chỉ sau 40 phút đồng hồ phim chiếu. Một trong những đoạn cắt kéo dài của The Exorcist, khuôn mặt của Pazuzu xuất hiện ở phút 31, khi Regan đang kiểm tra y tế và loạt bức ảnh chụp lại mặt quỷ nhanh như chớp này đã được Friedkin cố tình chèn vào nhằm kích thích sự tức mắt, lo âu nơi người xem.

Regan cũng hoàn toàn có thể khiến lớp người xem phim hiện đại bàng hoàng với những gì một bộ phim kinh dị đã từng khai thác trên một đứa trẻ hồn nhiên. Sự gớm ghiếc của quá trình quỷ ám, nhẫn tâm lạ thường và gần như gãi đúng chỗ ngứa của vai trò “trẻ em” trong thể loại tiêu tốn adrenaline này, họ yêu thích đặt chúng vào trọng tâm nhưng chẳng bao giờ đủ bản lĩnh để hành xử tàn nhẫn.

Bi kịch trong đời thực

Khi một đề tài gì đấy khiến chúng ta quá hưng phấn, bật google và tìm hiểu về những thông tin ngoài luồng là một phản hồi gần như chắc chắn sẽ đến. Khiếp đảm thay, sự ma mãnh tâm linh không chỉ diễn ra trong những thước phim Exorcist, phim trường nơi bấm máy dường như bằng một cách không nào đó, cũng xuất hiện những hiện tượng bất thường. Loạt sự cố không rõ nguyên nhân, chẳng hạn như một vụ hỏa hoạn bất ngờ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình dàn dựng ngoại trừ căn phòng của Regan, nơi hầu hết các cảnh trừ tà được quay. Một số diễn viên tham gia đã trải qua những cú sốc ảnh hưởng đến cả cuộc đời (trường hợp của Ellen Burstyn, người bị chấn thương cột sống vĩnh viễn do dây nịt bị trục trặc.)

Cái chết của chín diễn viên và thành viên đoàn làm phim trong quá trình sản xuất và ngay sau khi bộ phim được phát hành dường như là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đến rùng rợn. Một số tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhiều lần cũng chứng kiến hiện tượng bí ẩn xoay quanh địa điểm bấm máy, nhưng đối với The Exorcist, mọi thứ dường như gây ám ảnh hơn đúng như tên gọi bộ phim bị nguyền rủa.

29fitz

Nguồn Nghe Nhìn VN: http://nghenhinvietnam.vn/tin-tuc/the-exorcist-bo-phim-kinh-di-thuc-su-bi-quy-am-71348.html