Thay vì mục tiêu xe tăng, tên lửa Kornet có thể đánh chìm cả... tàu sân bay?

Tạp chí Mỹ National Interest vừa có phân tích mô phỏng vụ bắn tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) 9M133 Kornet vào một tàu sân bay. Kết quả khá bất ngờ.

Chủ tịch tổ chức "Người Mỹ vì một Israel an toàn" - ông Mark Langfan kết luận rằng ATGM Kornet gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho hàng không mẫu hạm Mỹ, khi tin rằng chỉ cần lắp đặt hệ thống tên lửa này trên một chiếc thuyền gỗ thông thường là đủ để phát động tấn công.

Chủ tịch tổ chức "Người Mỹ vì một Israel an toàn" - ông Mark Langfan kết luận rằng ATGM Kornet gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho hàng không mẫu hạm Mỹ, khi tin rằng chỉ cần lắp đặt hệ thống tên lửa này trên một chiếc thuyền gỗ thông thường là đủ để phát động tấn công.

Tuy nhiên Charlie Gao - biên tập viên của tạp chí National Interest coi nhận định này là hời hợt và cố gắng tự mình phân tích thông qua tình huống mô phỏng.

Trước hết chuyên gia này lưu ý rằng ông Mark Langfan coi cuộc tấn công là "trong điều kiện lý tưởng", mặc dù thực tế tàu sân bay Mỹ luôn được bảo vệ bởi nhiều tàu khu trục vệ tinh

Tàu hộ tống được tối ưu hóa để đối phó với những chiếc thuyền nhỏ có thể lắp đặt Kornet. Bản thân tàu sân bay còn có chiến đấu cơ để tấn công tàu lạ, ngay cả trước khi chúng đi vào khu vực bị ảnh hưởng.

Charlie Gao nhận xét ngay cả khi lọt qua hệ thống phòng ngự dày đặc, tiếp cận được tàu sân bay thì quả ATGM nói trên vẫn sẽ phải đối mặt với những vấn đề rất khó khăn.

"Nếu sử dụng giá bắn 3 chân, thì cuộc tấn công bằng Kornet sẽ thiếu độ ổn định cần thiết".

"Chiếc giá ban chân này được thiết kế để sử dụng trên đất liền. Việc lắp đặt nó trên boong thuyền sẽ khiến tổ hợp chao đảo, điều này khiến tên lửa không thể bắn chính xác ở một khoảng cách xa đáng kể".

Ngoài ra các tàu sân bay còn được trang bị nhiều loại tên lửa và hệ thống phòng vệ như Phalanx CIWS hay RIM-116 Rolling Airframe Missile, sẽ dễ dàng bắn hạ tên lửa Korrnet có tốc độ bay rất chậm.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Kornet bắn trúng tàu sân bay? Chuyên gia này thừa nhận rằng đầu đạn của tên lửa có khả năng dễ dàng đâm thủng thân hàng không mẫu hạm, nhưng phản lực mỏng do đầu đạn tích lũy của nó tạo ra khó có thể gây ra nhiều thiệt hại.

Ông giải thích rằng luồng xuyên lõm có thể bắn trúng các thành viên kíp điều khiển hoặc một bộ phận quan trọng dễ cháy trong xe tăng, nhưng trên tàu thì mọi thứ sẽ khác hẳn.

Đầu đạn của Kornet rất có thể gây thương vong vài người trong bán kính rất nhỏ. Nhưng sau khi thâm nhập, ATGM chỉ để lại một lỗ nhỏ đường kính khoảng 3 cm trên thân, trong khi các thủy thủ trên tàu được huấn luyện để đối phó với những thiệt hại tàn khốc hơn nhiều.

Hầu hết các tên lửa chống hạm đều có đầu đạn cực lớn, chúng đâm thủng vỏ tàu và xuyên qua vài mét trước khi phát nổ và gây sát thương lớn. Trong khi Kornet sẽ đi vào thân tàu một cách nông và gây ra rất ít thiệt hại cho các bộ phận quan trọng của con tàu.

Mặc dù ông Langfang đề cập đến một phiên bản nhiệt áp của Kornet, tuy nhiên nó không có sức xuyên lớn. Không có khả năng biến thể này của Kornet sẽ xuyên thủng thân tàu sân bay, mặc dù nó sẽ để lại một vết lõm đáng kể.

Cuối cùng, chuyên gia Charlie Gao của tạp chí National Interest kết luận: "Tên lửa chống tăng Kornet gắn trên thuyền không có khả năng gây nguy hiểm đáng kể cho tàu sân bay".

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-thay-vi-muc-tieu-xe-tang-ten-lua-kornet-co-the-danh-chim-ca-tau-san-bay-post450047.antd