Thầy giáo nổi tiếng nào thời Hùng Vương được thờ ở Thiên Cổ Miếu

Gần cung điện Lầu thượng, Lầu hạ của Vua Hùng có một Thiên cổ miếu - một di tích lịch sử độc đáo thờ người thầy dạy học thời Hùng Vương.

1. Đền Hùng có độ cao bao nhiêu so với mực nước biển?

A. 175m

A là đáp án đúng. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hòa trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ.Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,…), có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết. đây là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế.

B. 180m

C. 185m

2. Dấu tích gì trong đền hạ được cho là nơi Mẹ Âu Cơ ấp trứng?

A. Giếng Mắt Ngọc

B. Giếng Mắt Rồng

B là đáp án đúng. Đền Hạ tương truyền là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII - XVIII. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.Gần Đền Hạ có một ngôi chùa, xưa có tên là Sơn cảnh thừa long tự, sau đổi là Thiên quang thiền tự. Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội.

C. Giếng Mắt Thần

3. Vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu ở nơi nào?

A. Đền Thượng

B. Đền Trung

B là đáp án đúng. Đền Trung còn gọi là Hùng Vương Tổ miếu là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa.

C. Đền Hạ

4. Đền Thượng còn được gọi là gì?

A. Điện cầu trời

B. Điện giữa chín tầng mây

C. Cả 2 ý trên

C là đáp án đúng. Tương truyền Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại.Phía đông Đền Thượng có Lăng Hùng Vương bên trong có mộ của Vua Hùng thứ 6. Xưa đây là một mộ đất, niên hiệu Tự Đức năm thứ 27 (1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) được trùng tu lại.

5. Tiên Dung và Ngọc Hoa - con gái của Vua Hùng thứ 18 được lập đền thờ nhờ có công gì?

A. Dạy dân trồng dâu, nuôi tằm

B. Dạy dân săn bắn, bốc thuốc

C. Dạy dân trồng lúa nước, trị thủy

C là đáp án đúng. Đền Giếng - tên chữ là Ngọc Tỉnh, tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thủy nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời.

6. Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng năm nào?

A. 1995

B. 1996

B là đáp án đúng. Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi (2003) do Tổng Bí thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành. Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc họa chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.

C. 1998

7. Trống đồng tiêu biểu nhất ở Bảo tàng Hùng Vương còn được gọi là gì?

A. Trống Hy Cương

A là đáp án đúng. Bộ sưu tập trống đồng ở Bảo tàng Hùng Vương gồm 12 chiếc. Chiếc tiêu biểu nhất là trống đồng mang tên Hy Cương được tìm thấy ở xã Hy Cương ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh ngày 7 tháng 8 năm 1990 khi một gia đình người dân đào hố tôi vôi. Trống khá nguyên vẹn, có đường kính mặt 93 cm và chiều cao 70 cm, là trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á.Trống có hoa văn trang trí phong phú và cách điệu hóa cao độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như hình ngôi sao mười hai cánh đường kính đến 20 cm, tám con chim lạc dài 15 cm bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang cách điệu chỉ có mắt và lông công, thuyền v.v.

B. Trống Song Cương

C. Trống Mê Cương

8. Thiên Cổ Miếu thờ thầy giáo nào thời Hùng Vương

A. Thầy giáo Vũ Thê Trung

B. Thầy giáo Vũ Thê Lang

B là đáp án đúng. Gần cung điện Lầu thượng, Lầu hạ của Vua Hùng có một Thiên cổ miếu. Trải qua hơn 2.000 năm, đến nay ngôi miếu này vẫn tồn tại, là một bằng chứng về lịch sử văn hóa giáo dục và văn minh thời Lạc Việt. Thiên cổ miếu có tượng thầy giáo Vũ Thê Lang và vợ là Nguyễn Thị Thục, được sơn son thếp vàng. Dưới là tượng của Ngọc Hoa công chúa và Tiên Dung công chúa - con gái Hùng Vương thứ mười tám, đầu đội mũ lông chim công. Đây là hai học trò yêu quý nhất của ông bà. Dưới là hai pho tượng nhỏ: Tiên đồng, Ngọc nữ theo hầu hai công chúa. Trong miếu có 3 bát hương cổ bằng đất nung, hoa văn đẹp, giống hoa văn khắc trên trống đồng.Ở đây còn giữ được bản Ngọc phả viết bằng chữ Hán trên giấy gió trắng dầy 13 trang do Đông các địa học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm 1573 ghi về lai lịch, công lao của vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang.Hằng năm, cứ đến Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11, các thầy giáo và học trò trong thành phố Việt Trì đền Thiên cổ miếu dâng hương tưởng niệm, báo cáo thành tích giảng dạy và học tập của trường mình.Năm 2003, Thiên cổ miếu được UBND tỉnh Phú Thọ cấp bằng chứng nhận là di tích lịch sử văn hóa. Mới đây Thiên cổ miếu được đầu tư, xây dựng khang trang, khoáng đạt hơn xưa nhiều. Bắt đầu từ năm 2007 gọi là Đền Thiên Cổ

C. Thầy giáo Vũ Thê Lượng

9. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm nào?

A. 2010

B. 2011

C. 2012

C là đáp án đúng. Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.Hùng Vương là cách gọi các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt. Hùng Vương thứ I là con trai của Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2879 trước công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.

Số câu trả lời đúng

Châu Anh (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/thay-giao-noi-tieng-nao-thoi-hung-vuong-duoc-tho-o-thien-co-mieu-1402338.tpo