Thầy giáo duy nhất trong sử Việt được suy tôn là nhà bác học?​

Nước ta từng xuất hiện nhiều thầy giáo kiệt xuất. Họ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn hết lòng vì nước, vì dân.

Câu 1. Thầy giáo nào ở nước ta từng là nhà sử học nổi tiếng?

Lê Văn Thịnh
Lê Văn Hưu
Ngô Sĩ Liên
Phan Phu Tiên

Lê Văn Hưu là nhà tri thức nổi tiếng thời Trần, ông từng thi đỗ bảng nhãn khi mới chỉ 17 tuổi. Sau khi đỗ đạt, ông được giao nhiệm vụ dạy dỗ các hoàng tử nhà Trần, trong đó nổi bật nhất là Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật. Về sau, ông được giao viết bộ Đại Việt sử ký - cuốn quốc sử đầu tiên của dân tộc.

Câu 2. “Thất trảm yêu ma phải rợn lòng / Trời đất soi chung vầng hào khí / nước non còn mãi nếp thanh cao”. Đó là những câu thơ nói về nhà giáo nào?

Võ Trường Toản
Chu Văn An
Cao Bá Quát
Nguyễn Văn Siêu

Đó là những câu thơ của Cao Bá Quát nói về việc thầy giáo Chu Văn An từng dâng sớ chém 7 tên nịnh thần thời vua Trần Dụ Tông.

Câu 3. Ngoài Chu Văn An, nhà giáo nổi tiếng nào từng dâng sớ chém 18 tên lộng thần?

Lê Văn Thịnh
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Lê Quý Đôn
Trần Ích Phát

Đó chính là nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình). Ông vốn người huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng ngày nay. Khi làm quan cho nhà Mạc, ông đã dâng sớ lên vua Mạc Đăng Doanh đòi chém 18 tên lộng thần. Vua không nghe, ông từ quan về ở ẩn năm 1542.

Câu 4. Thầy giáo được xem là nhà cải cách giáo dục cuối thời Trần?

Nguyễn Phi Khanh
Trần Nguyên Đán
Trần Khát Chân
Trần Quý Khoáng

Nguyễn Phi Khanh (1355-1428) là thân phụ của Nguyễn Trãi. Khi còn làm quan cho nhà Trần và nhà Hồ, Nguyễn Phi Khanh có nhiều đề xuất cho vua Hồ Quý Ly cải cách giáo dục như việc đưa toán học vào khoa cử.

Câu 5. Thầy giáo có 2 học trò làm hoàng đế, một người làm vương?

Chu Văn An
Ngô Miễn Thiệu
Trương Văn Hiến
Nguyễn Thiếp

Thầy Trương Văn Hiến quê gốc ở Nghệ An, sau vào Bình Định sinh sống. Ông Trương Văn Hiến dạy cả văn lẫn võ. Học trò của thầy có 2 người xưng đế (Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ), cùng một người xưng vương (Nguyễn Lữ).

Câu 6. Thầy giáo duy nhất trong sử Việt được suy tôn là nhà bác học?

Lương Đắc Bằng
Lê Quý Đôn
Ngô Miễn Thiệu
Võ Trường Toản

Thầy giáo Lê Quý Đôn là nhân tài trong thế kỷ XVIII. Ông là người lĩnh hội được hầu hết tri thức khoa học của dân tộc ta lúc bấy giờ. Chính nhờ kiến thức uyên thâm hơn người, ông được đời sau suy tôn là nhà bác học của nước ta.

Câu 7. Thầy giáo nào được phong “thần”?

Phạm Quý Thích
Vũ Tông Phan
Nguyễn Văn Siêu
Cao Xuân Huy

Nguyễn Văn Siêu là tài năng rất đặc biệt biệt của nước ta thời nhà Nguyễn. Tài văn chương của ông nổi tiếng đến mức được gọi là “Thần Siêu”. Tự Đức vốn là ông vua nổi tiếng hay chữ của nhà Nguyễn cũng phải làm thơ ca ngợi tài năng về văn chương của ông.

Câu 8. Nhà giáo nổi tiếng thế kỷ XIX nào dự đoán “không quá 10 ngày vua Quang Trung phá được quân Thanh”?

Phan Huy Chú
Phan Huy Ích
Nghiêm Hoãn
Nguyễn Thiếp

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là nhà giáo nổi tiếng cuối thế kỷ XVIII. Mến mộ tài năng của ông, vua Quang Trung đã 3 lần viết thư mời ra làm quan giúp nước.

VIDEO: Nhà bác học Lê Quý Đôn

Ông là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ và được mệnh danh "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến".

Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/thay-giao-duy-nhat-trong-su-viet-duoc-suy-ton-la-nha-bac-hoc-post796904.html