Tháo bỏ những ràng buộc, hãy để DNNN tự chủ kinh doanh ngành nghề...

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viên nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ cho rằng, phải tháo bỏ những ràng buộc để DNNN được quyền tự chủ kinh doanh, chủ động ngành nghề.

Lâu nay chúng ta hành chính hóa quyết định đầu tư, hành chính hóa động lực DNNN. Lẽ ra phải để cho DNNN được tự chủ cả con người. Ông chủ thu nhập 1 hay 2 tỷ/năm không quan trọng bằng là ông ấy tạo ra được bao nhiêu tỷ đồng cho DN và đất nước.

TS Nguyễn Đình Cung phát biểu tại hội nghị

Tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu Hội nghị do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì sáng nay đã nhận được nhiều ý kiến phát biểu thẳng thắn. TS Nguyễn Đình Cung khẳng định, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chưa thể thay thế được đối với đất nước.

Theo TS Cung mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế là nâng cao tầm quốc gia và khu vực. Chúng ta đã thực hiện tái cơ cấu trên 3 mảng vấn đề. Áp đặt các DN, TCty hoạt động trên nguyên tắc quản lý kinh tế thị trường, áp dụng các chuẩn mực thông lệ quốc tế, tiếp đến mới CPH và thoái vốn. Thực tế, chúng ta mới tập trung cho CPH và thoái vốn, trong khi hai vấn đề đầu tiên mới thực sự là quan trọng. “Điều đó chúng ta đã làm ngược”, ông Cung bày tỏ băn khoăn.

Lập luận vấn đề, TS Cung lý giải, về mặt áp đặt nguyên tắc thị trường, tôi thấy có những dấu hiệu thay đổi không còn những chỉ đạo, chỉ định vay vốn, cấp vốn tái cơ cấu, bù lỗ cho các doanh nghiệp thua lỗ nữa. Về áp dụng nguyên tắc thị trường tôi cho rằng có 3 điểm đáng chú ý: Chúng ta chưa tính đúng, tính đủ chi phí cho DN khi đánh giá với thị trường.

“Chỉ có đánh giá đúng với giá thị trường, nếu không như vậy sẽ không thấy được sức mạnh của DN vì nhiều khi giá trị thực lớn hơn giá trị sổ sách. DNNN chúng ta không được tự chủ trong hoạt động kinh doanh, đây là điều họ bị ràng buộc, không được tuyển dụng, sử dụng, trả lương theo nguyên tắc thị trường. Có khi, có người nhận được mức thu nhập 1 tỷ đồng/năm là dư luận rộ lên mà lẽ ra phải xem vấn đề là họ làm ra cho xã hội được bao nhiêu tỷ động mới là điều quan trọng”, TS Cung lưu ý.

Về nguyên tắc quản trị thì chúng ta có một khoảng cách rất xa so với thông lệ quốc tế. Vị dụ như công khai minh bạch thông tin rất dễ làm, làm không mất tiền khi quản trị thông tin thế nhưng chúng ta không làm hoặc làm rất chậm. Mặc dù Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo rất quyết liệt nhưng vẫn làm rất chậm. “Dường như không có áp lực nên DN làm chưa mạnh”, ông Cung hoài nghi.

Về CPH, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, chúng ta nên tiếp tục cũng cố thiên về chất lượng, không chạy theo số lượng. Xem CPH như cơ cấu lại Danh mục nhà nước, chuyển từ tài sản kém hiệu quả thành tài sản tốt, tốt thành tốt hơn như vậy mới cũng cố được nền tảng, sức mạnh khu vực DNNN.

Kiến nghị với Trung ương và Chính phủ, Viện trưởng Viên nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, với tư cách chủ sở hữu, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng giao cho các Tập đoàn, TCty nhà nước một nhiệm vụ đủ cao để những người nỗ lực tối đa họ hoàn thành được việc đó. Chúng ta với tư cách chủ sở hữu thì tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất cho vay mà ít ra phải cao hơn ít nhất hai lần lãi suất cho vay...

VĂN HÙNG

Nguồn Nông Nghiệp: https://nongnghiep.vn/thao-bo-nhung-rang-buoc-hay-de-dnnn-tu-chu-kinh-doanh-nganh-nghe-post231252.html