Việt Nam bảo đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế

Năm 2005, Bộ Ngoại giao đã công bố cuốn sách 'Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam', trong đó cung cấp một bức tranh toàn diện và có hệ thống về luật pháp, thể chế, chính sách, nỗ lực và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực

Bộ Ngoại giao đã công bố cuốn sách "Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam"

Bộ Ngoại giao đã công bố cuốn sách "Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam"

Năm 2005, Bộ Ngoại giao đã công bố cuốn sách "Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam", trong đó cung cấp một bức tranh toàn diện và có hệ thống về luật pháp, thể chế, chính sách, nỗ lực và thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người.

Cuốn sách “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” được công bố lần này gồm 4 chương, trong đó chương I nêu rõ quan điểm, chính sách và luật pháp của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; chương II ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người; chương III nêu rõ sự hợp tác quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người; chương IV đề cập tới thách thức và ưu tiên của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người.

Theo Sách Trắng, thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người trên mọi khía cạnh, trong đó có: Quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử; Quyền sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể; Quyền được bảo vệ bí mật riêng tư; Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền tự do hội họp, lập hội; Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước và xã hội… “Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”, Sách Trắng nhấn mạnh.

Sách Trắng đặc biệt nhấn mạnh tới thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân Việt Nam. Theo ước tính, có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; trong đó có hơn 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau (chiếm khoảng 27% dân số), thuộc 38 tổ chức tôn giáo, tăng gần 7 triệu tín đồ so với năm 2003. Bên cạnh đó, hoạt động quốc tế của các tôn giáo tại Việt Nam ngày càng được mở rộng. Nhà nước còn tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo Việt Nam tăng cường giao lưu, kết nối với quốc tế.

Theo Sách Trắng, “sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua là minh chứng sinh động về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam". “Tính đến 31-12-2014, Việt Nam có 838 cơ quan báo chí (trong đó có 199 cơ quan báo in) với 1.111 ấn phẩm; gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ và khoảng 5.000 người hoạt động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện được cấp thẻ nhà báo; một hãng thông tấn quốc gia; 67 đài phát thanh, truyền hình với 179 kênh truyền hình và 78 kênh phát thanh; 92 báo và tạp chí điện tử, 1.607 trang thông tin điện tử, 420 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động”, số liệu trích từ Sách Trắng cho hay.

Bên cạnh đó, Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, không ngừng cải thiện mức sống của người dân, giảm mạnh tỷ lệ nghèo, thúc đẩy bình đẳng xã hội, góp phần bảo đảm quyền thụ hưởng các quyền kinh tế, xã hội cũng như việc thực hiện quyền con người trong nhiều lĩnh vực khác.

Sách Trắng nêu rõ, với việc trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, tham gia tích cực và thực chất vào các diễn đàn quốc tế về quyền còn người..., Việt Nam không những bảo đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế, mà còn đóng góp thiết thực vào sự nghiệp chung là thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trên tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Thu Thủy

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/thanh-tuu-quyen-con-nguoi-o-viet-nam-thuc-tien-la-minh-chung-sinh-dong-493565.html