Thành phố nói không với ô tô

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, cùng với đó là vô số ô tô ra đời. Điều này góp phần không nhỏ làm cho chất lượng không khí suy giảm. Thế nên một số thành phố trên thế giới đã vô cùng thông minh trong ứng dụng: 'không sử dụng ô tô'. Dưới đây là một trong những thành phố tiêu biểu:

Thành phố không xe hơi góp phần nâng cao chất lượng không khí (ảnh internet).

Thành phố không xe hơi góp phần nâng cao chất lượng không khí (ảnh internet).

Madrid (Tây Ban Nha): Madrid, Thủ đô và là thành phố lớn nhất của Tây Ban Nha, lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, sau London và Berlin, đã bắt đầu hạn chế một số phương tiện chạy bằng động cơ và khí đốt. Bất kỳ chiếc xe nào bị phát hiện vi phạm các quy tắc mới sẽ phải nộp phạt khoảng 100 USD. Vào ngày đầu tiên, lệnh cấm đã cắt giảm thành công số phương tiện tham gia giao thông trên con phố đông đúc nhất Madrid xuống 1/3. Thành phố hy vọng lệnh cấm sẽ tác động đến khoảng 20% lượng xe đi vào trung tâm đô thị. Đến năm 2020, toàn bộ những chiếc xe chạy bằng động cơ sẽ không được phép vào và phương tiện chạy bằng khí đốt cũng sẽ bị cấm sau năm 2022.

Venice, Italy: Venice - các phương tiện giao thông hiện đại thường xuất hiện tại những thành phố lớn như tàu điện ngầm, xe bus, taxi… trở nên vô tác dụng tại thành phố này. Ở đây chỉ có giao thông đường thủy hoặc đi bộ. Giao thông công cộng thì có watertaxi, waterbus… còn khách du lịch thì có gondola (thuyền cổ).

Milan, kinh đô thời trang của thế giới đang tung ra một loạt các lệnh cấm góp phần thực hiện mục tiêu trở thành thành phố không động cơ vào năm 2030. Vào năm đó thành phố sẽ cấm các xe động cơ cũ, từ đó sẽ mở rộng lệnh cấm đối với những phương tiện chạy bằng nhiên liệu khác. Gần đây thành phố này đã thực hiện lệnh cấm sử dụng xe hơi tư nhân ba ngày.

Sark - Vương quốc Anh: Với hơn 40 dặm bờ biển tuyệt đẹp, Sark nằm ở eo biển nước Anh. Chỉ có xe ngựa kéo, xe đạp, máy kéo được phép lưu thông trên hòn đảo này - chỉ có một số hạn chế xe đẩy chạy pin để phục vụ miễn phí cho người già. Hành khách và hàng hóa đến đây bằng tàu phà, không có sân bay tại Sark.

Tại London (Anh), ít nhất một nửa các con đường ở trung tâm thành phố đã trở thành khu vực "ưu tiên cho người đi bộ". Biện pháp mới này là một phần trong kế hoạch nhằm giảm lưu lượng giao thông tại Square Mile, trung tâm đô thị của London, nơi có khoảng 480.000 hành khách đi lại hàng ngày. Từ tháng 4/2019, các phương tiện cơ giới được thêm vào danh sách phải trả "phí tắc nghẽn" khi di chuyển ở trung tâm London.

Mackinac - Michigan, Mỹ: Chỉ sử dụng ngựa kéo để vận chuyển, một thế giới đầy lãng mạn của một khu 600 cư dân ở Mackinac. Các điểm du lịch 10 km2 này đã có lệnh cấm tất cả xe cơ giới kể từ năm 1898 và ngày nay cũng chỉ cho phép xe cấp cứu hoạt động trong thời gian khẩn cấp. Toàn bộ nơi đây giao thông chỉ bằng xe đạp, đi bộ và ngựa kéo.

Brussels (Bỉ): Brussels đã áp dụng mức phạt 400 USD đối với các phương tiện động cơ đi vào một số khu vực nhất định của trung tâm thành phố. Lệnh cấm này được thi hành thông qua hàng trăm camera quan sát. Thành phố hy vọng sẽ cấm tất cả các xe động cơ vào năm 2030. Để thúc đẩy kế hoạch này, Brussels cũng đã ban hành một số biện pháp như miễn phí vé tàu điện ngầm, xe điện, xe buýt và xe đạp dùng chung vào những ngày ô nhiễm không khí cao.

La Cumbrecita, Argentina: La Cumbrecita chỉ tập trung vào du lịch sinh thái với các khu phố lát đá giữa những ngôi nhà theo kiểu thiết kế đặc thù. Sau khi lái xe đến một bãi đậu xe và bên ngoài cổng chính của thị trấn, bất cứ loại xe cơ giới nào cũng không cho phép vào thị trấn này. Khách sạn mang phong cách thiết kế riêng biệt luôn mời chào du khách và nơi này phát triển du lịch nhờ vào lối sống sinh thái này.

Lamu - Kenya: Đây đã từng là một trung tâm buôn bán nô lệ, Lamu đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng bởi không phải ngẫu nhiên khi nó được liệt vào danh sách Di sản thế giới là "Khu bảo tồn tốt nhất và lâu đời nhất ở Đông Phi”. Nơi đây không có xe cơ giới, phương tiện vận tải phổ biến nhất là bằng những chú lừa chăm chỉ. Trong thực tế, có khoảng 2.000 - 3.000 con lừa làm việc trên hòn đảo này.

Paris (Pháp): Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy ô nhiễm không khí ở Paris đứng thứ hai trong số 13 thành phố châu Âu. Để giải quyết thực trạng đó, Anne Hidalgo, nữ thị trưởng đầu tiên của Paris đã đưa ra chính sách hạn chế đối với các phương tiện đi lại được sản xuất trước năm 1997, tuyên bố cấm xe hơi đi lại trong trung tâm thành phố từ 10-18h vào ngày Chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng.

Amsterdam (Hà Lan): Chính phủ Hà Lan đã dành khoảng 115 triệu USD để cải thiện đường cho xe đạp, bãi đậu xe. Khoảng 282 USD cũng được chi ra để hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Mặc dù xe đạp khá phổ biến ở Amsterdam, Hà Lan hy vọng thành phố sẽ tăng thêm 200.000 người sử dụng phương tiện này trong tương lai. Amsterdam sẽ chỉ cho phép các phương tiện không có khí thải di chuyển trong thành phố vào năm 2030.

Khánh Phương

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/thanh-pho-noi-khong-voi-o-to-304009.html