Thành phố Ninh Bình hướng đến đô thị thông minh trong tương lai

Mới đây, thành phố Ninh Bình đã tổ chức lễ khai trương thí điểm đưa Trung tâm Điều hành đô thị thông minh vào hoạt động, đánh dấu bước khởi đầu của một đô thị thông minh trong tương lai.

Trung tâm Điều hành thành phố thông minh thành phố Ninh Bình tập huấn sử dụng ứng dụng App IOC, App họp thông minh. Ảnh: Anh Tuấn

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Côngty cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC cho biết: Thời gian qua, Công ty đã bố trí nhânlực, vật lực khẩn trương, tích cực khảo sát tình hình thực tế tại địa bàn; hỗtrợ thành phố Ninh Bình xây dựng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh và thíđiểm đưa Trung tâm vào hoạt động với vai trò là bộ não tổng hợp, chỉ huy, điêùhành toàn bộ các hoạt động của thành phố thông qua việc thu thập, chuẩn hóa dữliệu.

Từ hoạt động thí điểm này để tiếp thu các ý kiến phản hồi, đóng góp; hiêụchỉnh, hoàn chỉnh phần mềm, giao diện, thiết bị, phương tiện máy móc. Đây chỉlà bước khởi đầu, còn rất nhiều công việc cần làm và phải làm để Trung tâm điêùhành thực sự là bộ não của một đô thị thông minh.

Bà Chủ tịch HĐQT Công ty cổphần tiến bộ Quốc tế AIC cũng chia sẻ: Trung tâm Điều hành đô thị là đơn vịquan trọng của một thành phố thông minh; là đầu não giúp cho lãnh đạo giám sát,chỉ huy và điều hành hoạt động của thành phố.

Trong quản lý, điều hành hệ thốnggiao thông ứng dụng camera thông minh và định vị GPS phân tích lưu lượng phươngtiện và gửi thông tin về trung tâm điều hành; trung tâm còn tích hợp hệ thốngđiều khiển đèn tín hiệu, hệ thống giám sát xử phạt vi phạm giao thông và đưa racác chỉ số quản lý về giao thông như: Tai nạn, tắc đường, mật độ phương tiệnnhằm hỗ trợ người dân tham gia giao thông lựa chọn được tuyến đường di chuyểnphù hợp.

Trung tâm có thể tích hợp toàn bộ camera của thành phố; xử lý hình ảnhthông minh qua thuật toán nhận diện giúp tìm kiếm các đối tượng nghi vấn, pháthiện và tự động cảnh báo các hành vi vi phạm pháp luật như: Tụ tập đám đông,biểu tình, đánh nhau và xâm nhập khu vực cấm…

Trung tâm cũng có thể tích hợp các dịch vụ ứng cứu khẩn cấp cho ngươìdân vào một đầu số duy nhất; cung cấp các tính năng nâng cao như: Định vịthuê bao, hiển thị trên bản đồ số, điều khiển camera tập trung vào khu vực sựcố đó để nắm bắt nhanh thông tin hiện trường xảy ra sự cố; tương tác điều phối,giám sát các lực lượng xử lý các tình huống như cấp cứu, phòng cháy, chữa cháy.

Trung tâm còn thực hiện thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau về hệ thống cơsở dữ liệu tập trung như: Dữ liệu từ ứng dụng chuyên ngành, dữ liệu từ các hệthống trong trung tâm và dữ liệu import trực tiếp từ các file, dữ liệu riêng lẻ… làm sạch, chuẩn hóa, xây dựng mô hìnhdữ liệu Data mart, Data Model cho các ngành, các lĩnh vực và tổng hợp các báocáo thống kê, báo cáo biểu đồ, báo cáo phân tích chuyên sâu phục vụ việc hỗ trợra quyết định của thành phố, từ đó công bố, cung cấp thông tin kinh tế - xã hôịcho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Đóng vai trò làkênh giao tiếp trực tuyến với người dân, du khách, Trung tâm tổng hợp toàn bộcác yêu cầu, thắc mắc của người dân đối với kinh tế - xã hội của thành phốthông qua các kênh giao tiếp như: tổng đài hỗ trợ, di động, mạng xã hội… ứng dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp tínhnăng callbot, chatbot… thực hiện trả lời tự động những câu hỏi thường gặp vềtất cả các vấn đề của thành phố; những cuộc gọi yêu cầu giải đáp chuyên sâu cóthể được chuyển tới chuyên gia của các sở, ngành, từ đó hỗ trợ các sở,ngành giám sát, quản lý và chủ động điều hành các hoạt động tiếp nhận và xử lýkiến nghị của người dân.

Trung tâm cũng có thể thực hiện giám sát, theo dõi vềhoạt động của các dịch vụ công ích như: Cấp nước sạch; thu gom và xử lý rác thải;thoát nước và xử lý nước thải, chống úng ngập cục bộ; chiếu sáng đô thị; thựchiện đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức… từ đó đánh giá chất lượng dịch vụ và đưa ra quyết định trong việc cungcấp dịch vụ phục vụ, nâng cao đời sống cho người dân…

Ngoài ra, Trung tâm còn là đầu mối giámsát toàn bộ thông tin trên không gian mạng về thành phố; ứng dụng các thuậttoán như xử lý ngôn ngữ tự nhiên để đánh giá sắc thái bài viết phân loại theomức độ: Tích cực và tiêu cực.

Ông Đinh Văn Thứ, Chủ tịch UBND thành phố Ninh Bình chorằng: Đây là giai đoạn đầu và mới là thử nghiệm vận hành nên còn rất nhiều côngđoạn và công việc cần làm. Do vậy, các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, UBND cácxã, phường quán triệt đến mọi thành viên và triển khai tìm hiểu, sử dụng phầnmềm của Trung tâm có gì vướng mắc, khó khăn phản hồi thông tin để hiệu chỉnh,hoàn thiện hệ thống.

Phát triển đô thị thông minh và bền vững là mục tiêu của rấtnhiều quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam hiện có khoảng 20 tỉnh/thành phốđã và đang triển khai các đề án về đô thị thông minh. Thành phố Ninh Bình hướngđến một đô thị thông minh, từ đó xây dựng một Chính quyền điện tử theo Đề áncủa UBND tỉnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; nângcao năng lực quản lý, điều hành của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp vàthực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhànước.

Đinh Chúc

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/thanh-pho-ninh-binh-huong-den-do-thi-thong-minh-trong-tuong-lai-20200406090437721p2c20.htm