Thành phố Ninh Bình đẩy mạnh cải cách tư pháp

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về 'Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020', thành phố Ninh Bình đã thực hiện công tác cải cách tư pháp với quyết tâm cao, đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhờ đó, chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

Đồng chí Lê HưũQuý, TVTU, Bí thư Thành ủy Ninh Bình cho biết: Căn cứ thẩm quyền, các quy địnhcủa pháp luật, ngay từ khi Nghị quyết số 49 được ban hành, Thành ủy Ninh Bìnhđã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cải cáchtư pháp ở thành phố. Đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luậtcho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ,đảng viên làm công tác tư pháp trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực, uy tín. Pháthuy vai trò giám sát của HĐND, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấpcủa thành phố trong hoạt động của các cơ quan tư pháp. Quan tâm xây dựng cơ sởvật chất, tài chính cho hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp và đội ngũ cán bộlàm công tác tư pháp của thành phố. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Thành ủyđối với hoạt động tư pháp ở thành phố.

Trên cơ sở đó,công tác tuyên truyền các hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp trên các phươngtiện thông tin đại chúng được đẩy mạnh. Đài truyền thanh thành phố, hệ thốngtruyền thanh cơ sở, Trang thông tin điện tử thành phố, Bản tin thành phố đãđược chú trọng khai thác có hiệu quả với nhiều hình thức như xây dựng cáctrang, chuyên mục có nội dung pháp luật và đời sống, trả lời và giải đáp phápluật, giới thiệu kịp thời các văn bản pháp luật mới được ban hành; thường xuyênđưa tin tình hình kết quả thực thi pháp luật, nêu gương người tốt, việc tốt...

Bên cạnh đó, lựclượng báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của thành phố được bổ sung vềsố lượng và nâng cao chất lượng hoạt động. Hiện nay thành phố có 23 báo cáoviên pháp luật cấp thành phố và 56 tuyên truyền viên pháp luật cấp phường, xãhoạt động tích cực, hiệu quả. Từ năm 2005 đến nay, ngành tư pháp thành phố đãtổ chức trên 230 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, trên 2.200 hội nghị chuyên đề,lồng ghép về phổ biến, giáo dục pháp luật với hơn 280.000 lượt người tham gia,qua đó đã góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luậtcủa cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn.

Đặc biệt, đội ngũcán bộ tư pháp được quan tâm từ đào tạo, tuyển dụng, hiệp y bổ nhiệm. Đến naytrình độ của cán bộ tư pháp được nâng lên với 53% cán bộ điều tra có trình độtừ đại học trở lên, tăng 25% so với năm 2005; 100% cán bộ kiểm sát có trình độcử nhân Luật trở lên, tăng 6% so với năm 2005; 100% cán bộ xét xử có trình độcử nhân trở lên, tăng 7,5% so với năm 2005; 100% cán bộ thi hành án có trình độcử nhân trở lên, tăng 11,2% so với năm 2005. Việc bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sátviên sơ cấp, trung cấp, lãnh đạo các cơ quan tư pháp đều có sự tham gia, thẩmđịnh, hiệp y của Ban Thường vụ Thành ủy; thủ trưởng các cơ quan tư pháp phầnlớn đều là cấp ủy viên, Thường vụ Thành ủy. UBND thành phố cũng đã tăng cườngđào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp phường, xã. Đến nay 19/25 cánbộ tư pháp phường, xã có trình độ cử nhân, 100% cán bộ phòng tư pháp thành phốcó trình độ cử nhân trở lên. Năm 2018, thực hiện Nghị định số 158 của Chínhphủ, thành phố đã chuyển đổi vị trí công tác đối với 11/26 công chức tư phápxã, phường.

Hoạt động giámsát của HĐND, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội đối với ngành tư pháp đượctăng cường. Tại các kỳ họp HĐND thành phố đều cho ý kiến vào báo cáo kết quảhoạt động phòng chống tội phạm, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa ánnhân dân; bên cạnh đó hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐNDcũng tập trung vào các vấn đề bức xúc của nhân dân như công tác phòng chống tôịphạm, thủ tục tư pháp... Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, cácđại biểu HĐND thành phố cũng kịp thời phản ánh với cơ quan tư pháp về các kiếnnghị của cử tri trong công tác tư pháp.

MTTQ và các đoànthể của thành phố đã phát huy, thực hiện tốt vai trò giám sát đối với các cơquan tư pháp; tham gia tích cực giới thiệu hội thẩm nhân dân, giúp đỡ ngươìchấp hành án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; tiếp nhận và đề nghị giải quyếtđơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động tư pháp. Trong đó vai trò hôịthẩm nhân dân trong việc tham gia, giám sát hoạt động xét xử của Tòa án đượcphát huy hiệu quả, tích cực góp phần nâng cao chất lượng xét xử, tránh tìnhtrạng oan sai.

Một điều rất đángghi nhận đó là thành phố đã chú trọng thực hiện công tác trợ giúp pháp lý, hoàgiải cơ sở nên nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên,nhân dân trên địa bàn được nâng lên, tình hình đơn thư khiếu kiện vượt cấpgiảm, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, TTATXH.

Vân Giang

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/thanh-pho-ninh-binh-day-manh-cai-cach-tu-phap-20190827074233722p12c16.htm