Thanh niên tìm hiểu Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học - Đoàn Thanh niên Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học sinh viên lần I năm 2023 với chủ đề: 'Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - thực trạng và giải pháp hoàn thiện'...

PGS.TS. Vũ Thị Hồng Vân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cho biết: "Qua buổi chia sẻ kiến thức từ các nhà khoa học trong, ngoài trường và tranh luận về các vấn đề của pháp luật nước ta hiện nay về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã đem lại cho các bạn sinh viên nhiều cái nhìn đa chiều...".

PGS.TS. Vũ Thị Hồng Vân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cho biết: "Qua buổi chia sẻ kiến thức từ các nhà khoa học trong, ngoài trường và tranh luận về các vấn đề của pháp luật nước ta hiện nay về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã đem lại cho các bạn sinh viên nhiều cái nhìn đa chiều...".

Hội thảo khoa học sinh viên năm 2023 với chủ đề: “Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - thực trạng và giải pháp hoàn thiện” là buổi chia sẻ kiến thức pháp luật và trao đổi các vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Hội thảo như một sân chơi giúp cho các bạn sinh viên trong trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cùng được lắng nghe, chia sẻ những quan điểm cá nhân mình về pháp luật và cách xử lý các tình huống pháp lý khi gặp phải.

Từ đó, thể hiện tư duy và khả năng của mình cũng như có thêm cơ hội giao lưu học tập lẫn nhau. Hội thảo có 15 bài viết tham dự của hơn 20 các tác giả, nhóm tác giả; với 8 bài viết được lựa chọn thuyết trình, bàn luận trong buổi hội thảo được các khách mời chuyên môn đánh giá, nhận xét chi tiết, cụ thể.

Trong đó, nhiều tham luận của tác giả, nhóm tác giả có chất lượng, thể hiện sự nghiên cứu công phu, khoa học, có ý nghĩa thực tiễn cao, có thể vận dụng sau khi các sinh viên ra trường như: Bài tham luận “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo BLDS 2015” của nhóm sinh viên Bùi Thành Đạt (lớp K8A), Phạm Mạnh Huân (lớp K8H), Lê Thị Thanh Loan (lớp K8E), Đặng Nhật Minh (lớp K9H); Hay nhóm sinh viên Nguyễn Việt Hoàng, Bùi Thị Cẩm Tú, Triệu Anh Thư với đề tài “Một số điểm mới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và căn cứ phát sinh theo Bộ luật dân sự năm 2015”;

TS. Lê Đăng Khoa - Phó trưởng khoa Pháp luật dân sự và kiểm sát dân sự cùng nhà tài trợ trao giấy chứng nhận cho các sinh viên, nhóm sinh viên có bài viết tham gia hội thảo.

Bên cạnh đó, nhóm sinh viên Vương Tiểu Vi, Lê Xuân Luận cũng có bài tham luận với chủ đề “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và liên hệ với pháp luật thế giới”.

Ngoài ra, nhóm sinh viên Lê Thị Minh Lan, Nguyễn Thị Nhung, Lê Phú Cường tham luận về chủ đề “Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nhiều người cùng gây ra theo Bộ luật dân sự năm 2015 - Vướng mắc và giải pháp hoàn thiện”;

Nhóm sinh viên Trịnh Thục Anh, Bùi Thị Quỳnh Chi, Nguyễn Hương Giang với chủ đề “Bồi thường tổn thất về tinh thần cho bị xâm phạm về tính mạng sức khỏe danh dự nhân phẩm và uy tín - Thực trạng và giải pháp”; sinh viên Phan Công Thông với chủ đề “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - Một số vấn đề cần lưu ý, thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật”...

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Vân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đánh giá cao cách làm sáng tạo của Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học - Đoàn Thanh niên Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Qua buổi chia sẻ kiến thức từ các nhà khoa học trong, ngoài trường và tranh luận về các vấn đề của pháp luật nước ta hiện nay về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã đem lại cho các bạn sinh viên nhiều cái nhìn đa chiều, rõ ràng hơn. Đây là buổi hội thảo chuyên môn ý nghĩa nâng cao kiến thức thực tế cho sinh viên ngay từ khi còn trong trường, đồng thời cũng đưa ra nhiều ý kiến, suy nghĩ của lớp trẻ về vấn đề cần bàn luận.

“Qua buổi hội thảo cho thấy nhiều bài nghiên cứu có tính đổi mới, tư duy đa chiều, sáng tạo, phát triển các ý tưởng của vấn đề theo nhiều hướng và có sự đầu tư công phu, dành thời gian nghiên cứu, nội dung chất lượng. Vì vậy, trong thời gian tới, các tổ chức xã hội trong trường, cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên nói chung và nghiên cứu các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực pháp luật dân sự nói riêng. Để sau khi ra trường, các sinh viên của trường có được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, vận dụng vào công việc của mình một cách hiệu quả...” - PGS.TS. Vũ Thị Hồng Vân - Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh thêm.

Nguyễn Vũ

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/thanh-nien-tim-hieu-phap-luat-viet-nam-ve-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-339072-339072.html