Thanh niên Đà Lạt cầm ĐTDĐ quay gái xinh đổ xăng: Dại dột hay chẳng sao?

Chia sẻ clip cô gái xinh đổ xăng ở đường Võ Văn Ngân, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM, nam thanh niên quê Đà Lạt bị nhiều người chỉ trích vì cho rằng đây là hành động nguy hiểm.

Nhiều nhân viên đổ xăng thường đề nghị khách không dùng ĐTDĐ ở cây xăng vì có thể gây cháy nổ. Hơn nữa, tại hầu hết cây xăng ở Việt Nam có cảnh báo "Khu vực không sử dụng ĐTDĐ". Vì thế, việc nam thanh niên quê Đà Lạt cầm ĐTĐD quay video và trêu chọc cô gái xinh đổ xăng vào xe máy của mình bị nhiều người dèm pha.

Ngoài những lời phê phán chàng trai này thiếu kiến thức hay dại dội, một số người cho rằng chưa có nghiên cứu nào chứng minh đầy đủ việc dùng ĐTDĐ tại khu vực chứa nhiều xăng, dầu sẽ gây cháy.

Theo các chuyên gia, sóng ĐTDĐ mạnh có thể gây phát ra tia lửa điện. Khi ĐTĐD ở chế độ im lặng, không bắt sóng thì chỉ có công suất thấp nên không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Thế nhưng, khi ĐTĐD hoạt động, sóng phát ra từ máy lẫn trạm BTS (thu phát sóng di động) đều rất cao. Thậm chí, công suất sóng của ĐTĐD lúc này có thể đến 1W và gấp vài trăm lần lúc máy không hoạt động. Tuy công suất này khác công suất điện năng để chạy thiết bị điện, nhưng trong thông tin liên lạc thì đây là bước sóng mạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tùy thuộc vào các nhà mạng, loại ĐTĐD khác nhau để cho ra công suất khác biệt.

Trường hợp cháy do dùng ĐTĐD trong cây xăng, sóng mạnh có thể đã tác động đến mạch điện tử làm phát ra tia lửa điện. Bản thân tia lửa điện này rất nhỏ nhưng vì hơi xăng bay và phát tán trong môi trường xung quanh nên nguy cơ bén lửa rất cao.

Xăng có nồng độ cháy khá thấp. Chỉ cần có khoảng 5% hơi xăng trong không khí là có thể bắt lửa cháy. Do đó, nguy cơ cháy nổ ở cửa hàng bán xăng dầu rất cao do khi bơm xăng bay hơi ra ngoài.

Cảnh báo cầm sử dụng ĐTDĐ gần cây xăng.

Cảnh báo cầm sử dụng ĐTDĐ gần cây xăng.

Để an toàn, mọi người nên gọi/nghe ĐTĐD cách cột bơm xăng ít nhất 50m. Khi gió mạnh, khoảng cách này có thể được xem là tương đối. Còn khi gió nhẹ, hơi xăng ít bị phát tán hơn nên nguy cơ vẫn còn.

Ngoài ra, chỉ cần ĐTĐD đổ chuông sẽ có nguy cơ gây cháy bởi mạch bắt tín hiệu và phát ra tia lửa điện. Nếu ĐTĐD đổ chuông nhưng để trong túi quần thì vẫn có khả năng an toàn, do cách biệt với hơi xăng.

Trên thế giới và trong nước chưa có nghiên cứu nào chứng minh đầy đủ việc sử dụng ĐTDĐ tại khu vực chứa nhiều xăng, dầu sẽ gây cháy, song đã có một số tai nạn liên quan đến điều này.

Cuối tháng 11.2011, anh V.T.K. ở Gia Lâm, Hà Nội đã bị bỏng khá nặng vì lửa cháy do nhận cuộc gọi đến ĐTDĐ khi đi vệ sinh tại cây xăng ở cầu Phù Đổng, quận Long Biên. Nạn nhân cho biết trước khi nghe điện thoại cũng đã ngửi thấy mùi xăng nồng lên và khi nhận cuộc gọi thì lửa lùa vào, bốc quanh người…

Với các ĐTĐD rẻ tiền xuất xứ từ Trung Quốc, việc rò rỉ mạch điện hay điểm tiếp xúc giữa pin và máy không an toàn có thể xảy ra.

Mọi người thường lấy lý do là khoa học chưa chứng minh mà không tuân thủ điều luật này, song trong sách quy định sử dụng ĐTDĐ của bất kỳ hãng nào cũng có cảnh báo không gọi điện gần cây xăng.

Nhiều nơi trên thế giới cũng cấm sử dụng ĐTDĐ khi đổ xăng chứ không riêng gì Việt Nam.

Cây xăng ở Mỹ cấm dùng ĐTDĐ.

Theo Nghị định 52/CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCCC, từ ngày 5.8.2012, hành vi sử dụng ĐTDĐ tại các trạm xăng dầu ở Việt Nam bị cấm và phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng.

Quán cà phê đầu tiên ở Sài Gòn cho khách ngồi trong hồ cá: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Quán trên đường Phạm Văn Hải, quận Tân Bình biến mặt sàn thành hồ nước 25 mét vuông, thả khoảng 200 con cá chép lớn. Khách vừa có thể uống cà phê vừa thư giãn ngắm nhìn đàn cá tung tăng bơi lội, nhưng thực sự có an toàn? Thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ như dễ lây lan bệnh nấm ở chân, có thể bị điện giật, dễ bị hỏng thiết bị điện tử cầm tay nếu lỡ làm rơi xuống nước...

Nhân Hoàng

Nguồn Một Thế Giới: http://motthegioi.vn/the-gioi-mang-c-85/thoi-su-facebook-c-145/thanh-nien-da-lat-cam-dtdd-quay-gai-xinh-do-xang-dai-dot-hay-chang-sao-90839.html