Thanh Hóa: Tái định cư chậm, người dân điêu đứng

Những ngôi nhà đã xuống cấp nhưng vẫn không dám sửa, những đứa trẻ nhỏ và người già phải sống li tán, ruộng vườn phải bỏ hoang không dám canh tác vì đã nằm trong diện quy hoạch… Đó là thực trạng xảy ra ở bản Sa Lắng, xã Thanh Xuân (Quan Hóa - Thanh Hóa).

Đấy là thực trạng đang xảy ra ở bản Sa Lắng, xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa, (Thanh Hóa).

Cuộc sống bình yên bị xáo trộn

Từ khi thủy điện Hồi Xuân bắt đầu xây dựng, cuộc sống của bà con bản Sa Lắng bắt đầu bị xáo trộn, họ sống trong tình trạng ở không được, đi không xong. Nhiều ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn không dám sửa, vì nằm trong diện phải di dời.

 Để vào được bản Sa Lắng phải đi đò qua sông Mã.

Để vào được bản Sa Lắng phải đi đò qua sông Mã.

Không chỉ nhà ở hư hỏng, những người dân nơi đây còn sống trong tình trạng lo âu khi ruộng vườn phải bỏ hoang, không dám sản xuất. Cuộc sống của họ giờ đây chỉ dựa vào mấy cây luồng và những đồng tiền đền bù.

Chị Hà Thị Thanh (35 tuổi) buồn bã nói: “Ruộng vườn chúng tôi có đấy, nhưng vì nằm trong diện đền bù nên đành bỏ hoang, chỉ mong sao sớm được đến chỗ ở mới, ổn định để làm ăn. Chứ cả ngày không làm gì chỉ trông vào mấy đồng đền bù thì tiêu mãi cũng hết”.

Nhiều ngôi nhà trong làng đã xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn không dám sữa chữa

Ông Cao Thanh Bình, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Sa Lắng, thông tin: “Cả bản có 53 hộ nằm trong diện di dời. Trong đó, có 5 nhà phải di dời khẩn cấp nên phải thuê nhà để ở. Đa số những ngôi nhà trong bản đều xuống cấp, cần phải sửa chữa. Tuy nhiên, do nhà thuộc diện di dời nên không ai dám bỏ tiền ra sửa”.

Cuộc sống trong bản vốn trước nay yên bình nay bỗng nhiên bản bị xáo trộn nhiều nhà phải ly tán

Được biết, bản Sa Lắng có diện tích tự nhiên hơn 47.000m2, dân cư ở bản đều là người Thái. Cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào cây luồng, nương hoa màu và đánh cá ở sông Mã.

Từ khi đắp đập xây dựng thủy điện đến nay, nước dâng lên cao, ngập hết ruộng vườn, dân không canh tác được. Không những vậy, dòng nước cũng trở nên hung dữ và mạnh mẽ hơn nên chẳng ai dám xuống sông đánh cá.

Ông Cao Thanh Bình, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn lo lắng khi đơn vị thi công mặt bằng không hoạt động.

Ông Cao Thanh Bình, Bí thư chi bộ kiêm trưởng bản Sa Lắng cho biết: “Cả bản có 53 hộ nằm trong diện di dời. Trong đó có 5 nhà phải di dời khẩn cấp nên phải thuê nhà để ở. Đa số những ngôi nhà trong bản đều xuống cấp, cần phải sửa chữa. Tuy nhiên do nhà thuộc diện di dời nên không ai giám bỏ tiền ra sửa”.

Được biết, bản Sa Lắng có diện tích tự nhiên hơn 47 nghìn mét vuông, dân cư ở bản đều là người Thái. Kinh tế chủ yếu của họ là cây luồng và những nương hoa màu và đánh cá ở sông Mã.

Từ khi đắp đập xây dựng thủy điện đến nay, nước dâng lên cao ngập hết ruộng vườn nên dân không canh tác được. Không những vậy, dòng nước cũng trở nên hung dữ và mạnh mẽ hơn nên chẳng ai giám xuống sông đánh cá.

Bản nhỏ bao giờ bình yên?

Để hiểu rõ hơn về những khó khăn của người dân bản Sa Lắng, chúng tôi có buổi làm việc với lãnh đạo xã và các phòng ban liên quan.

Ông Cao Văn Định, cán bộ địa chính xã, cho biết: “Toàn xã có 141 hộ phải di dời, trong đó riêng bản Sa Lắng có 53 hộ di dời theo diện tái định cư, còn các bản khác ít hơn nên di dời tự do. Nguyên nhân tái định cư ở Sa Lắng chậm là do việc san lấp để chia mặt bằng cho dân chậm”.

Cũng theo ông Định, những hộ dân nằm trong diện di dời chỉ được nhận tiền đền bù giá trị tài sản trên đất và tiền hỗ trợ di dời tài sản. Số diện tích đất ở mới sẽ được cấp mỗi hộ 400m2.

Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân.

Tuy nhiên khi phóng viên hỏi, số tiền cấp sổ đỏ mới đã được tính vào tiền đền bù hay chưa, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm làm sổ cho người dân thì ông Định cho rằng, cái này chưa thấy Hội đồng thông qua.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, dự án thủy điện Hồi Xuân có tổng mức đầu tư khoảng 3.320 tỷ đồng, công suất 102 MW, bao gồm 3 tổ máy, sản lượng điện trung bình 432,61 triệu kWh/năm. Sau thời gian bị chậm tiến độ, dự án này đang thi công và cam kết hoàn thành trong năm 2018…

Dự án bắt đầu triển khai thi công từ năm 2010. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, dự án đã chậm tiến độ do khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng Trung Quốc.

Đến tháng 10/2014, dự án được chuyển giao từ Công ty Thủy điện Hồi Xuân - Vneco, thuộc Tổng công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam (Bộ Công Thương) cho Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Sản xuất Xây dựng Đông Mê Kông. Đơn vị này tham gia với tư cách cổ đông nắm giữ 90% cổ phần để cùng đầu tư hoàn thiện dự án.

Theo dự toán, mặt bằng trả cho bản Sa Lắng để tái định cư là 47.881,1m2, trong đó đất xây dựng nhà là 40.643,2m2. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, diện tích trên mới đạt được khoảng 60%.

Khi mực nước sông Mã đang ngày càng dâng cao, nhấn chìm dần những mảnh vườn và những ngôi nhà của người dân, khi những em bé và cụ bà phải ở trọ thì đơn vị thi công cũng như Hội đồng giải phóng mặt bằng lại ì ạch trong việc san lấp để trả mặt bằng cho dân tái định cư. Bao giờ người dân nơi đây mới thoát khỏi cảnh này?

Xuân Sơn - Hà Khải

Nguồn KTNT: https://kinhtenongthon.vn/thanh-hoa-tai-dinh-cu-cham-nguoi-dan-dieu-dung-post17839.html