Thanh Hóa quan tâm thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Vùng dân tộc miền núi tỉnh Thanh Hóa có hơn một triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có hơn 600 nghìn người, chủ yếu là các dân tộc Mường, Thái, Thổ, H'Mông, Dao, Khơ Mú. Xác định phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách dân tộc ở khu vực này.

Mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày xen ghép cây ngắn ngày của người dân xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) góp phần phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: TRƯƠNG CÔNG ĐIỆP

Mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày xen ghép cây ngắn ngày của người dân xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) góp phần phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: TRƯƠNG CÔNG ĐIỆP

Vùng dân tộc miền núi tỉnh Thanh Hóa có hơn một triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có hơn 600 nghìn người, chủ yếu là các dân tộc Mường, Thái, Thổ, H’Mông, Dao, Khơ Mú. Xác định phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các chính sách dân tộc ở khu vực này.

Trong giai đoạn 2014 - 2019, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a, Chương trình 135 và các chương trình, dự án của Nhà nước, khu vực miền núi đã được đầu tư hơn 80 nghìn tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống người dân. Giai đoạn 2016-2020, tỉnh ban hành nhiều nghị quyết về giảm nghèo nhanh và bền vững, cùng với đó là các đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi. Các nghị quyết, chương trình, dự án mang lại những hiệu quả rõ nét, góp phần thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn miền núi. Đến nay, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt hằng năm ở khu vực này luôn ổn định từ 130.000 đến 140.000 ha; sản lượng cây lương thực có hạt đạt 360.000 đến 370.000 tấn trên toàn khu vực. Đã hình thành vùng cây nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến, như: vùng mía, sắn, ngô, lúa... Chăn nuôi phát triển theo hình thức trang trại, gia trại. Lâm nghiệp phát triển toàn diện cả về trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Các huyện miền núi đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy, cụm công nghiệp với diện tích 129,5 ha. Nhiều tuyến đường quy mô lớn được xây dựng, thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế - xã hội; nhiều công trình dân sinh hoàn thành phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân; hàng trăm công trình phục vụ sản xuất được đầu tư nâng cấp, xây mới đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của đồng bào các dân tộc.

* Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2020, tỉnh Quảng Ngãi đã đề ra nhiều giải pháp. Cụ thể, tỉnh ban hành kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiện đấu thầu; có kế hoạch giải ngân cho từng dự án và yêu cầu chủ đầu tư cam kết tiến độ giải ngân. Trường hợp không bảo đảm tiến độ giải ngân, tỉnh sẽ kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu và các cá nhân liên quan. Trong tháng 5, tỉnh tập trung chỉ đạo hoàn thành các thủ tục để thu hồi vốn ứng trước kế hoạch năm 2020; đồng thời giải ngân toàn bộ số vốn kéo dài của hai năm 2018, 2019 sang năm 2020; hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án và tiến hành khởi công các dự án mới, nhất là đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương. Tỉnh yêu cầu trước ngày 30-9, các chủ đầu tư, các địa phương tiến hành giải ngân đạt ít nhất 60% kế hoạch vốn ngân sách trung ương. Các chủ đầu tư phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị khẩn trương thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư, xử lý kịp thời các vướng mắc để có mặt bằng triển khai thi công; khẩn trương lên khối lượng thi công để giải ngân kế hoạch vốn được giao. Các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công.

Do vốn được giao ngay từ đầu năm, cho nên công tác giải ngân vốn đầu tư công của Quảng Ngãi trong bốn tháng đầu năm 2020 đạt 13%, cao hơn so cùng kỳ năm trước 2%; trong đó, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt tỷ lệ giải ngân cao (đạt 30%).

PV và TTXVN

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/chinhtri/dang-va-cuoc-song/item/44773602-thanh-hoa-quan-tam-thuc-hien-cac-chinh-sach-doi-voi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so.html