Thắng cảnh nào được gọi là vịnh Hạ Long của Tây Nguyên?

Từ lâu, Hồ Tà Đùng còn được biết đến với biệt danh 'vịnh Hạ Long của Tây Nguyên'.

Hồ Tà Đùng là một trong những thắng cảnh đặc sắc nhất của vùng Tây Nguyên. Từ lâu, Hồ Tà Đùng còn được biết đến với biệt danh “vịnh Hạ Long của Tây Nguyên". Ảnh: Báo Đắk Nông.

Hồ Tà Đùng là một trong những thắng cảnh đặc sắc nhất của vùng Tây Nguyên. Từ lâu, Hồ Tà Đùng còn được biết đến với biệt danh “vịnh Hạ Long của Tây Nguyên". Ảnh: Báo Đắk Nông.

Theo Atlas Địa lý Việt Nam, hồ Tà Đùng có diện tích mặt nước lên tới 5.000 ha thuộc địa phận hai xã Đắc P’lao, Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắc Nông. Được bao bọc xung quanh bởi khoảng 40 hòn đảo lớn nhỏ, rừng xanh trên đảo, tạo cho hồ có khí hậu trong lành, mát mẻ, phù họp nghỉ dưỡng. Nhiều năm nay, hồ Tà Đùng là điểm du lịch lý tưởng cho du khách có sở thích khám phá thiên nhiên. Ảnh: Nhật Nam.

Thời điểm lý tưởng nhất để tham quan hồ Tà Đùng là từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Vào thời điểm này, nước hồ dâng cao, trong xanh, cây cối trên các hòn đảo xanh mướt, là thời điểm giúp du khách ngắm trọn vẻ đẹp ngất ngây của thắng cảnh này. Ảnh: Nhật Nam.

Đến với hồ Tà Nùng, du khách không chỉ được đắm mình trong bức tranh thủy mặc của Tây Nguyên, còn có cơ hội để thưởng thức những món ẩm thực đặc sản của đồng bào Tây Nguyên như rượu cần, gỏi kiến vàng, gà nướng cơm lam… Ảnh: Báo Du lịch.

Ngoài thắng cảnh "vịnh Hạ Long Tây Nguyên" ở Tà Nùng, Đắk Nông còn sở hữu hồ Ea Snô thuộc xã Đắk Rồ, huyện Krông Nô, cách thị xã Gia Nghĩa 125 km về phía đông bắc. Có diện tích mặt nước 80 ha, nhiều thẳng cảnh thiên nhiên đẹp, hồ Ea Snô còn được xem là “hồ nước đẹp nhất ở Đắk Nông”. Ảnh: Báo Du lịch.

Đắk Nông là tỉnh có nhiều thác bậc nhất Việt Nam, phần lớn trong số đó là những ngọn thác đẹp, thu hút du khách thập phương như thác: Thác Đăk G’Lun, thác Diệu Thanh, thác Dray Nur, thác Trinh Nữ, thác Ba Tầng, thác Đray Sáp, thác Gia Long…Ảnh: Du lịch Tây Nguyên.

Đắk Nông là cửa ngõ phía Nam của Tây Nguyên, nơi cư trú của hơn 40 dân tộc như dân tộc kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng… Trong đó, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỉnh lỵ của tỉnh này là thành phố Gia Nghĩa. Ảnh: Du lịch Tây Nguyên.

Theo Dũng Quang/Zing

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thang-canh-nao-duoc-goi-la-vinh-ha-long-cua-tay-nguyen/20210514022112815