Tham vọng đóng tàu tên lửa Hải quân Việt Nam một thời giờ ra sao?

Từ những năm 1990, Việt Nam đã có tham vọng rất lớn là tự phát triển chế tạo một loại tàu tên lửa tấn công nhanh có sức mạnh vượt trội các mẫu của nước ngoài, cũng để từ đó lấy kinh nghiệm đóng các loại tàu lớn hơn.

Hiện nay, đa phần các tàu chiến mặt nước được trang bị tên lửa của Hải quân Việt Nam là tàu mua mới của nước ngoài, hoặc đóng trong nước theo công nghệ và giấy phép được chuyển giao. Tuy nhiên ít ai biết rằng cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Hải quân Việt Nam ấp ủ một tham vọng lớn đó là tự chế tạo được tàu tên lửa tấn công nhanh. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam dàn hàng trên biển.

Hiện nay, đa phần các tàu chiến mặt nước được trang bị tên lửa của Hải quân Việt Nam là tàu mua mới của nước ngoài, hoặc đóng trong nước theo công nghệ và giấy phép được chuyển giao. Tuy nhiên ít ai biết rằng cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Hải quân Việt Nam ấp ủ một tham vọng lớn đó là tự chế tạo được tàu tên lửa tấn công nhanh. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam dàn hàng trên biển.

Với việc mua bản vẽ sơ lược của phía Nga, ngành đóng tàu Việt Nam với sự giúp đỡ từ nước bạn đã bắt tay vào chế tạo chiếc tàu tên lửa tấn công nhanh đầu tiên, gọi là dự án BPS-500. Con tàu được hạ thủy năm 1999 và được đưa vào biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam trong cùng năm với tên gọi HQ-381. Ảnh: Tàu 381 vừa hạ thủy và chưa sơn số hiệu.

Với lượng giãn nước đầy tải 600 tấn, chiều dài 62m, rộng 11m. Tàu được trang bị 2 động cơ phản lực nước Pump-jet khác với các tàu sử dụng chân vịt thông thường. Con tàu mang trong nó là một loạt các thiết kế mang tính đột phá mà các tàu Molniya 12418 sau này không thể sánh kịp. Ảnh: Cận cảnh tàu 381 chưa đặt các bệ phóng tên lửa Kh-35.

Trước hết là ngoại hình, tàu được thiết kế góc cạnh hiện đại, hạn chế tán xạ radar, gọn gàng, khác với thiết kế cổ điển như ở các tàu 12418. Ảnh: Tàu BPS-500 số hiệu 381 trong cuộc diễn tập chung với hải quân Nhật Bản năm 2019.

Thứ hai là hệ thống đẩy Pump-jet thay vì sử dụng chân vịt, đây là một lợi thế lớn giúp tàu có thể dễ dàng hoạt động ở các vùng nước nông ở quần đảo Trường Sa và giúp BPS-500 có hải trình xa hơn so với Molniya. Ảnh: Cận cảnh động cơ phản lực nước Pump-jet của tàu BPS-500.

Thứ ba dù cho BPS-500 chỉ mang được 8 tên lửa Kh-35 đặt trong 2 bệ KT-184 nhưng việc mang 8 tên lửa có lẽ là hợp lý hơn so với việc đặt 16 quả tên lửa lên một khung thân tàu chỉ hơn 500 tấn. Ảnh: Tàu tên lửa BPS-500 phóng tên lửa trong đợt diễn tập.

Thứ tư là loại radar cảnh giới trên không trên biển của BPS-500 là loại MR-352 ME1 tương tự như radar của Gepard 3.9 và hiện đại hơn so với MR-352 E của Molniya, lại được đặt trong nón chụp bảo vệ bên ngoài giúp nó an toàn hơn dưới tác động của thời tiết. Ảnh: Cận cảnh đài radar MR-352 ME1 của tàu tên lửa BPS-500 số hiệu 381.

Hội tụ nhiều ưu điểm với kỳ vọng sẽ là niềm tự hào mới của Hải quân Việt Nam. Thế nhưng lúc đưa vào thử nghiệm, mọi chuyện đã không được suôn sẻ như mong muốn. Khung thân tàu đã bị tính toán không phù hợp khiến cho việc nó bắn tên lửa là không ổn định. Ảnh: Tàu BPS-500 (trái) đậu cạnh tàu 1241RE (phải)

Động cơ đẩy Pump-jet hoạt động cũng có vấn đề, chi phí vận hành cao hơn nhiều so với các loại động cơ sử dụng chân vịt truyền thống. Ngoài ra nó còn nhất nhạy cảm với các loại dị vật như rác hay rong biển khi bị hút vào trong quá trình tàu di chuyển trên biển. Cộng với việc Việt Nam đã không thể thành lập được phương trình tính toán bắn cho tên lửa Kh-35 khiến tàu BPS-500 không thể vừa hành tiến vừa bắn. Ảnh: Tàu BPS-500 thực hành bắn tên lửa trên biển.

Tất cả nguyên nhân trên đã khiến cho dự án BPS-500 "chết yểu", chỉ có một nguyên mẫu được chế tạo và Việt Nam đã lựa chọn mẫu 1241.8 Molniya để đưa vào sản xuất trong nước theo công nghệ của Nga. Điều này cũng khiến cho dự án tự đóng tàu hộ vệ tên lửa KBO-2000 của Việt Nam đổ bể và phía ta đã chọn mua các tàu hộ vệ Gepard 3.9 với một số tính năng thua kém thay vì lựa chọn project 20382 Tigr. Ảnh: Tàu 381 - Nguyên mẫu duy nhất của đề án BPS-500.

Mặc dù vậy vẫn không thể phủ nhận được những ưu việt của tàu BPS-500 và những lỗi của nó gần đây đã được phía ta khắc phục. Tuy nhiên dự án BPS-500 thì đã không bao giờ còn có thể tiếp tục được nữa. Đây cũng là một trong những tham vọng lớn của lực lượng hải quân ta trong những năm đầu thế kỷ XXI nhằm thay máu lực lượng tàu tên lửa và nâng cao năng lực đóng tàu trong nước. Hy vọng sắp tới, sẽ tiếp tục có những đề án tự nghiên cứu chế tạo tàu chiến mới trong nước, đáp ứng lòng mong mỏi của quân đội ta bấy lâu cần một mẫu tàu tự đóng mạnh mẽ. Ảnh: Biên đội tàu Gepard 3.9, 1241RE và BPS-500 di chuyển trên biển.

Video Việt Nam công khai hình ảnh tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa - Nguồn: VTV

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tham-vong-dong-tau-ten-lua-hai-quan-viet-nam-mot-thoi-gio-ra-sao-1393263.html