Tham vọng bất thành của dự án 'quái vật biết bay'

Dự án siêu thủy phi cơ Bartini Beriev VVA-14, bắt đầu được thiết kế vào thập niên 1960, từng được Liên Xô kỳ vọng là át chủ bài đối phó tàu ngầm Mỹ trong cuộc chạy đua hạt nhân.

 Bartini Beriev VVA-14 được các nhà khoa học Liên Xô thiết kế với ý tưởng là mẫu thủy phi cơ có khả năng cất cánh thẳng đứng. Với 14 động cơ phản lực, chiếc máy bay được CNN ví von như "quái vật biết bay" có thể cất cánh từ bất kỳ địa hình nào mà không cần đường băng và có khả năng bay ổn định. Dự án chỉ dừng lại trên lý thuyết và chưa từng hoàn thiện. Bartini Beriev VVA-14 giờ đây chỉ còn đúng một nguyên mẫu không toàn vẹn được đặt ở ngoại ô Moscow. Ảnh: Alamy.

Bartini Beriev VVA-14 được các nhà khoa học Liên Xô thiết kế với ý tưởng là mẫu thủy phi cơ có khả năng cất cánh thẳng đứng. Với 14 động cơ phản lực, chiếc máy bay được CNN ví von như "quái vật biết bay" có thể cất cánh từ bất kỳ địa hình nào mà không cần đường băng và có khả năng bay ổn định. Dự án chỉ dừng lại trên lý thuyết và chưa từng hoàn thiện. Bartini Beriev VVA-14 giờ đây chỉ còn đúng một nguyên mẫu không toàn vẹn được đặt ở ngoại ô Moscow. Ảnh: Alamy.

Dự án VVA-14 vào thập niên 1960 ra đời trong giai đoạn 2 siêu cường chạy đua tên lửa đạn đạo ở vùng Cực Bắc. Vũ khí chiến lược này được Mỹ công bố vào năm 1961, trang bị cho hạm đội tàu ngầm hùng mạnh nhất thế giới vào lúc bấy giờ. Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chính là một bộ phận then chốt trong chiến lược răn đe hạt nhân của Mỹ với Liên Xô. Ảnh: Andrii Salnikov.

Robert Bartini, người đã thiết kế VVA-14, kỳ vọng mẫu thủy phi cơ khổng lồ trở thành cỗ máy hoàn hảo cho quân đội Liên Xô săn lùng tàu ngầm Mỹ. Kế hoạch cuối cùng đã không diễn ra như ý tưởng của Bartini. Trong số 3 nguyên mẫu thử nghiệm được đề xuất, chỉ có 2 máy bay xuất xưởng. Trong đó, duy nhất một nguyên mẫu thử nghiệm từng cất cánh thật sự. Ảnh: Andrii Salnikov.

Khi Bartini qua đời vào năm 1974, dự án của ông cũng bị khai tử. Nguyên mẫu thử nghiệm thứ hai cho VVA-14 sau đó bị tháo dỡ. Nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên vẫn nguyên vẹn nhưng cũng không cất cánh thêm lần nào nữa. Đến năm 1987, giới chức Liên Xô ra lệnh di dời chiếc máy bay vào Viện bảo tàng Không quân Trung ương gần Moscow. Thế nhưng, trong những năm khủng hoảng kinh tế - chính trị trước khi siêu cường số 2 thế giới tan rã, việc di dời đã không hoàn tất. Chiếc máy bay bị phá hoại để lấy trang thiết bị. Ảnh: Andrii Salnikov.

"VVA-14 đáng ra sẽ như một con tàu biết bay, có khả năng cất cánh thẳng đứng từ mặt nước lẫn mặt đất, rồi hoạt động như một máy bay bình thường", Andrii Sovenko, nhà sử gia hàng không Liên Xô, cho biết. "Ông Bartini là một người nhìn xa trông rộng với bộ óc và cá tính khác biệt... Tuy nhiên, ông chủ yếu nổi tiếng vì những ý tưởng và giả thuyết. Rất ít trong số đó trở thành hiện thực", Sovenko cho biết. Ảnh: Andrii Salnikov.

"Nguyên mẫu máy bay không có động cơ nâng hay bất kỳ thiết bị nào phục vụ tìm kiếm tàu ngầm. Nó được lên kế hoạch từ đầu nhằm nghiên cứu đặc tính bay theo phương ngang và thử nghiệm hệ thống. Từ năm 1972 đến năm 1975, nó đã thực hiện tổng cộng 107 chuyến với 103 giờ bay", Sovenko nói nguyên mẫu duy nhất còn sót lại của VVA-14 khiến nhiều người liên tưởng đến con rồng 3 đầu Zmei Gorynych trong truyền thuyết của người dân Nga. Ảnh: Andrii Salnikov.

Theo Giám đốc Viện bảo tàng Không quân Trung ương Nga, ông Alexander Zarubetsky, chi phí trùng tu nguyên mẫu đầu tiên của VVA-14 có thể rơi vào khoảng 1,2 triệu USD. Việc trùng tu sẽ mất 1-2 năm. Vào năm 2012, một số đại diện của xí nghiệp máy bay Tanganrog, nơi lắp ráp VVA-14, đã hứa tìm số phụ tùng còn lại cho việc trùng tu nhưng lại không đủ kinh phí thực hiện. Trong ảnh, mẫu thủy phi cơ khổng lồ lớp Lun do Liên Xô phát triển dang dở, được mệnh danh là "Quái vật biển Caspi" và công nghệ tương tự với ý tưởng của VVA-14. Ảnh: Getty.

Thanh Danh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/tham-vong-bat-thanh-cua-du-an-quai-vat-biet-bay-post1177658.html