Thảm phận khẩu súng trường Quân đội Pháp dùng ở Điện Biên Phủ

Không chỉ ở Điện Biên Phủ mà mọi thuộc địa của Pháp trên khắp thế giới, súng trường MAS 36 nhanh chóng trở thành thứ vũ khí phổ biến và vẫn còn được sử dụng cho tới tận ngày nay.

Ra đời vào năm 1935 khi mà nhiều cường quốc trên thế giới đang tập trung nghiên cứu loại súng trường bán tự động để khắc phục điểm yếu bắn chậm của các loại súng trường lên đạn bằng khóa nòng, ít ai có thể tưởng tượng được khẩu súng trường MAS 36 của Pháp nằm được trong biên chế của quân đội này tới tận năm 1978, nghĩa là sau cả khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ra đời vào năm 1935 khi mà nhiều cường quốc trên thế giới đang tập trung nghiên cứu loại súng trường bán tự động để khắc phục điểm yếu bắn chậm của các loại súng trường lên đạn bằng khóa nòng, ít ai có thể tưởng tượng được khẩu súng trường MAS 36 của Pháp nằm được trong biên chế của quân đội này tới tận năm 1978, nghĩa là sau cả khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, Quân đội Pháp đã tập trung nghiên cứu loại súng trường sử dụng cỡ đạn 7,5mm thay vì cỡ đạn 8mm vừa cồng kềnh vừa thiếu hiệu quả trong tác chiến mà họ từng sử dụng. Nguồn ảnh: Rifle.

Việc sản xuất khẩu súng trường sử dụng cỡ đạn 7,5x54mm ban đầu chỉ được ước tính tốn khoảng vài năm sau đã kéo dài tới hơn 14 năm, nghĩa là tới đầu thập niên 30 mới "hòm hòm" để sẵn sàng đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Life.

Tới năm 1936, Quân đội Pháp chính thức trang bị khẩu súng này cho binh lính của mình, quá trình đổi sang súng mới và đạn mới ước tính sẽ kéo dài vài năm và được thực hiện theo kiểu cuốn chiếu. Tuy nhiên, tới năm 1939 mới chỉ có 200.000 khẩu MAS 36 được sản xuất, đủ cho 1/3 quân đội Pháp sử dụng. Nguồn ảnh: Krieg.

Điều này dẫn tới vấn đề rất lớn về mặt hậu cần khi lính Pháp sử dụng trang bị không đồng bộ, cỡ đạn không đồng bộ gây nhiều khó khăn cho việc vận chuyển, vận tải hậu cần ra mặt trận. Nguồn ảnh: Ecpad.

Nhiều người cho rằng, chính vì lý do chưa đồng bộ được trang bị mà quân đội Pháp đã rơi vào thảm cảnh và bại trận trước sức tiến công như vũ bão của Đức với chiến thuật thần tốc hiệu quả chưa từng có của lực lượng tăng thiết giáp này. Nguồn ảnh: WW2after.

Sử dụng cỡ đạn 7,5x54mm, khẩu súng trường MAS 36 của Pháp là loại súng trường lên đạn từng viên, nặng 3,72 kg, dài 1020 mm và có chiều dài nòng súng 575 mm. Khẩu súng này có sơ tốc đầu đạn 850 mét/giây, tầm bắn hiệu quả lên tới 400 mét. Nguồn ảnh: France.

Sau khi nước Pháp thất thủ, một lượng lớn súng trường MAS 36 đã bị quân đội Đức tịch thu làm chiến lợi phẩm. Trong khi đó, một lượng lớn số lượng súng này vẫn được cất trong kho. Kết quả là sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Pháp lại một lần nữa lôi khẩu MAS 36 ra dùng và nơi tiếp theo khẩu súng này khạc đạn là chiến trường Điện Biên Phủ. Nguồn ảnh: Tube.

Không chỉ ở Điện Biên Phủ mà ở mọi thuộc địa của Pháp trên khắp thế giới, MAS 36 đã trở thành trang bị tiêu chuẩn của quân đội này. Nguồn ảnh: Kriegs.

Tới tận những năm 50 của thế kỷ trước, nghĩa là gần 20 năm sau khi được vào biên chế chính thức, quân đội Pháp mới trang bị được đầy đủ súng trường MAS 36 cho toàn bộ các lực lượng của mình, bao gồm cả lực lượng quân viễn chinh đóng ở thuộc địa. Nguồn ảnh: Flickr.

Điều đáng nói ở đây đó là khi này, những khẩu MAS 36 rõ ràng đã trở nên lỗi thời, không còn đủ khả năng đối đầu với những khẩu súng trường tấn công tự động hoặc ít nhất là bán tự động trên chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.

Cho tận mãi tới năm 1978, quân đội Pháp mới chính cho loại biên khẩu súng trường lên đạn thủ công này. Đây là điều mà quân đội Pháp đáng lẽ ra phải thực hiện từ trước đó 20 năm. Nguồn ảnh: Flickr.

Mời độc giả xem Video: Bắn thử súng trường MAS 36 của Pháp.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tham-phan-khau-sung-truong-quan-doi-phap-dung-o-dien-bien-phu-1048418.html